Bột đùi cẳng bàn chân là gì? Bột đùi cẳng bàn chân được chỉ định và chống chỉ định thực hiện trong trường hợp nào?
Bột đùi cẳng bàn chân là gì?
Bột đùi cẳng bàn chân là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 11 Quy trình kỹ thuật bột đùi cẳng bàn chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
11. BỘT ĐÙI - CẲNG - BÀN CHÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột đùi - cẳng - bàn chân (Gouttière) là loại bột bó từ gốc đùi đến khớp bàn-ngón các ngón chân.
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được giới hạn bởi:
+ Phía trên: bên ngoài là cực dưới của mấu chuyển lớn xương đùi, bên trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm.
+ Phía dưới là khớp bàn-ngón các ngón chân (giống như bột cẳng - bàn chân).
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được sử dụng chủ yếu trong các thương tích vùng gối, cẳng chân.
- Để chống di lệch xoay, người ta bó bột đùi - cẳng - bàn chân có que ngang.
- Bột Đùi - cẳng - bàn chân là 1 bột lớn, phải bó 2 thì, cần có nhiều người tham gia.
...
Theo đó,
- Bột đùi - cẳng - bàn chân (Gouttière) là loại bột bó từ gốc đùi đến khớp bàn-ngón các ngón chân.
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được giới hạn bởi:
+ Phía trên: bên ngoài là cực dưới của mấu chuyển lớn xương đùi, bên trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm.
+ Phía dưới là khớp bàn-ngón các ngón chân (giống như bột cẳng - bàn chân).
- Bột đùi - cẳng - bàn chân được sử dụng chủ yếu trong các thương tích vùng gối, cẳng chân.
- Để chống di lệch xoay, người ta bó bột đùi - cẳng - bàn chân có que ngang.
- Bột Đùi - cẳng - bàn chân là 1 bột lớn, phải bó 2 thì, cần có nhiều người tham gia.
Bó bột đùi cẳng bàn chân (Hình từ Internet)
Bột đùi cẳng bàn chân được chỉ định và chống chỉ định thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 11 Quy trình kỹ thuật bột đùi cẳng bàn chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
11. BỘT ĐÙI - CẲNG - BÀN CHÂN
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy đầu dưới xương đùi (1 hoặc 2 lồi cầu xương đùi, liên lồi cầu).
2. Gẫy đầu trên xương cẳng chân (mâm chầy, chỏm hay cổ xương mác).
3. Gẫy xương cẳng chân (1 hoặc 2 xương ở mọi vị trí, trừ mắt cá).
4. Gẫy kín hoặc gẫy hở độ I theo Gustilo.
5. Sau một số phẫu thuật vùng đùi, gối, cẳng chân (gẫy xương, viêm xương...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II trở lên.
2. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, có hội chứng chèn ép khoang.
...
Theo đó, bột đùi cẳng bàn chân được chỉ định thực hiện trong trường hợp như:
- Gẫy đầu dưới xương đùi (1 hoặc 2 lồi cầu xương đùi, liên lồi cầu).
- Gẫy đầu trên xương cẳng chân (mâm chầy, chỏm hay cổ xương mác).
- Gẫy xương cẳng chân (1 hoặc 2 xương ở mọi vị trí, trừ mắt cá).
- Gẫy kín hoặc gẫy hở độ I theo Gustilo.
- Sau một số phẫu thuật vùng đùi, gối, cẳng chân (gẫy xương, viêm xương...).
Bên cạnh đó thì các trường hợp chống chỉ định thực hiện đối với thủ thuật này sẽ bao gồm:
- Gẫy hở độ II trở lên.
- Có tổn thương mạch máu, thần kinh, có hội chứng chèn ép khoang.
Như vậy, có thể thấy rằng bột đùi cẳng bàn chân được chỉ định và chống chỉ định nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Bó bột đùi cẳng bàn chân thì có bao nhiêu người thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 11 Quy trình kỹ thuật bột đùi cẳng bàn chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
11. BỘT ĐÙI - CẲNG - BÀN CHÂN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Chuyên khoa chấn thương: 4 (1 chính, 2 trợ thủ viên). Người bệnh gây mê: chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (1 gây mê, 1 phụ mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn:
+ Trường hợp đơn giản, ít lệch: bàn nắn bình thường (như bàn nắn bó bột Cẳng - bàn chân). Cần 1 độn gỗ để kê dưới khoeo người bệnh.
+ Trường hợp khó, phức tạp: bàn nắn chỉnh hình có hệ thống kéo và căng chỉnh (bàn Pelvie).
- Thuốc gây tê hoặc gây mê: tùy theo người bệnh là trẻ em hay người lớn, thể hình to hay bé để dự trù lượng thuốc dùng cho hợp lý. Kèm theo là các dụng cụ để gây tê, gây mê, hồi sức...Nắn xương cẳng chân rất vất vả do nhiều cơ lớn và khỏe, nên nhiều trường hợp phải gây mê, thậm chí còn phối hợp thuốc giãn cơ.
- Bột thạch cao: bột đùi - cẳng - bàn chân là 1 bột lớn, nên cần dùng bột khổ lớn. Số lượng chừng 8-10 cuộn. Trong đó: 4 - 5 cuộn khổ 20 cm, 3-4 cuộn khổ 15 cm.
- Các dụng cụ khác tương tự như để bó bột khác đã nêu ở các bài trên.
3. Người bệnh
Thăm khám kỹ, giải thích kỹ, vệ sinh sạch sẽ, nhịn ăn nếu gây mê.
4. Hồ sơ
Ghi cẩn thận, đầy đủ. Gây mê nắn: cần có cam kết chấp nhận thủ thuật.
Theo đó, người thực hiện sẽ bao gồm chuyên khoa chấn thương: 4 (1 chính, 2 trợ thủ viên).
Trong trường hợp người bệnh gây mê: chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (1 gây mê, 1 phụ mê).
Như vậy, tùy vào trường hợp gây mê hay không gây mê thì sẽ có số lượng người thực hiện khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?