Bột chữa cháy được hiểu là gì? Giá trị đặc tính của các thành phần hóa học trong bột chữa cháy được quy định như thế nào?
Bột chữa cháy được hiểu là gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6102:2020 (ISO 7202:2018) về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Bột quy định như sau:
Bột chữa cháy (extinguishing powder)
Chất chữa cháy được trộn bằng những hóa chất rắn, tán mịn, gồm một hoặc nhiều thành phần chủ yếu kết hợp các chất phụ gia nhằm hoàn thiện các đặc tính của nó.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "bột khô" đôi khi được sử dụng để biểu thị các chất chữa cháy kim loại đặc biệt và thuật ngữ "chất chữa cháy hóa chất khô" dùng để chỉ chất chữa cháy thuộc phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn này;
CHÚ THÍCH 2: Khi cần biểu thị một loại bột đặc biệt chỉ được chỉ định để chữa loại đám cháy nào thì thêm chữ hoa vào sau thuật ngữ bột. Những chữ hoa sử dụng trong tiêu chuẩn này theo TCVN 4878:2009 (ISO 3941:2007).
VÍ DỤ: "Bột BC” được chỉ định để dập các loại đám cháy B (các chất lỏng hoặc chất rắn có thể hóa lỏng) và loại đám cháy C (chất khí); “Bột ABC” được chỉ định để dập các loại đám cháy A (chất cháy rắn, khi cháy thường kèm theo sự tạo than hồng), loại đám cháy B và loại đám cháy C; "Bột D" được chỉ định để dập tắt đám cháy D (chất cháy kim loại).
Giá trị đặc tính của các thành phần hóa học trong bột chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6102:2020 (ISO 7202:2018) về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Bột quy định như sau:
"5.4 Thành phần hóa học
Giá trị đặc tính của các thành phần hóa học phải được hiển thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (tỷ lệ % khối lượng) của tổng thành phần.
Trong thành phần hóa học của bột chữa cháy, phải công bố những thành phần hóa học có tỷ lệ chiếm từ 10 % trở lên. Tổng các thành phần hóa học được công bố của bột chữa cháy phải chiếm lớn hơn hoặc bằng 90 %. Mỗi thành phần hóa học đặc trưng được xác định bởi tên hóa học của nó hoặc là sản phẩm phản ứng của một quá trình hóa học giữa các chất được xác định bởi tên hóa học của nó.
Trong trường hợp công bố theo sản phẩm phản ứng, ví dụ bằng cách tham chiếu đến một bằng sáng chế được công bố. Sai số cho phép về giá trị của các thành phần hóa học công bố cụ thể như sau:
- Không được vượt quá ± 1,0 % của tổng hàm lượng được công bố đối với thành phần hóa học chiếm từ 10 % đến 15 % tổng thành phần của bột chữa cháy.
- Không được vượt quá ± 1,5 % của tổng hàm lượng được công bố đối với thành phần hóa học chiếm từ trên 15 % đến 25 % tổng thành phần của bột chữa cháy.
- Không được vượt quá ± 2,0 % của tổng hàm lượng được công bố đối với thành phần hóa học chiếm từ trên 25 % đến 65 % tổng thành phần của bột chữa cháy.
- Không được vượt quá ± 3,0 % của tổng hàm lượng được công bố đối với thành phần hóa học chiếm trên 65 % tổng thành phần của bột chữa cháy.
CHÚ THÍCH 1: Thí dụ, một thành phần có trị số được công bố là 20 % thì giới hạn cho phép nằm trong khoảng từ 18,5 % đến 21,5 %; một thành phần có trị số được công bố là 80 % thì giới hạn cho phép nằm trong khoảng từ 77 % đến 83 %.
CHÚ THÍCH 2: Sự tương thích giữa bột với bọt tùy thuộc vào thành phần hóa học của bột. Xem thử nghiệm ở Phụ lục A để xác định sự tương thích giữa bọt và bột.
CẢNH BÁO 1 - Ở điều kiện sử dụng thông thường, nguyên liệu và phụ gia dùng để sản xuất bột phải được chứng nhận không gây độc hại cho con người. Ở một số quốc gia, có thể nhà sản xuất phải trình với cơ quan có thẩm quyền toàn bộ các thành phần hóa học cũng như bất kì thay đổi về thành phần hóa học và các chi tiết về phi độc tính;
CẢNH BÁO 2 - Khi trộn lẫn các loại bột (ví dụ Bột ABC và Bột BC) cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau (ví dụ NH4H2PO4, NaHCO3 hoặc CaCO3) và/hoặc trộn lẫn các hợp chất này dưới dạng nguyên liệu thô thành bột đông cứng, khí sinh ra có thể làm gia tăng áp suất lên bình chứa đến mức độ không an toàn. Sự gia tăng áp suất như vậy có thể khiến cho bình chứa bị vỡ, gây thương tích và thiệt hại;
CẢNH BÁO 3 - Các loại bột khi tái sử dụng có thể bị bẩn và bị ẩm. Nếu như tái sử dụng, bột có thể bị vón cục và lưu lượng bột có thể bị gián đoạn trong lúc chữa cháy."
Bột chữa cháy (Hình từ Internet)
Hệ thống chữa cháy bằng bột khi kiểm tra, bảo dưỡng cần thực hiện ra sao?
Căn cứ theo tiết 3.2.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định:
"3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột
3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau:
a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun.
b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải.
c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén.
3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy.
3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?