Bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những gì? Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm những gì?
Bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Bom mìn vật nổ sau chiến tranh là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.
Theo đó, bom mìn vật nổ sau chiến tranh là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.
Bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện quản lý dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mở rộng sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng các nguồn lực.
4. Quản lý các hoạt động phù hợp với nguồn vốn sử dụng:
a) Các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý toàn diện theo quy định của Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan;
b) Các chương trình, dự án, hoạt động sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài được Chính phủ quản lý về chủ trương, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, sự tác động đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án;
c) Các chương trình, dự án, hoạt động sử dụng nguồn vốn khác được Chính phủ quản lý về mục tiêu, quy mô và sự tác động đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
5. Phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Như vậy, hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện quản lý dựa trên những nguyên tắc như trên.
Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm:
a) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
3. Hạng mục thành phần của dự án đầu tư khác
4. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Theo đó, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm:
- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?