Bom hàng là gì và người bom hàng đã đặt online có phải bồi thường thiệt hại cho người bán hay không?
Bom hàng là gì và người bom hàng đã đặt online có phải bồi thường thiệt hại cho người bán hay không?
Bom hàng (hay còn gọi là bùng hàng) là cụm từ sử dụng để chỉ hành động đặt hàng nhưng không chịu nhận, với những biểu hiện phổ biến như shipper gọi điện không nghe máy hoặc có nghe nhưng thái độ khó chịu, kỳ kèo không chịu thanh toán đơn hàng, đòi trả hàng vì lý do vô lý…
Hành vi này vấn đề thường gặp khiến nhiều chủ shop online đau đầu. Bởi lẽ, hành động từ chối nhận hàng vừa ảnh hưởng đến độ uy tín của shop trong tỷ lệ giao hàng thành công, vừa khiến doanh thu sụt giảm mạnh.
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Như vậy, khi thực hiện việc đặt hàng online thì đồng nghĩa với việc đã phát sinh một giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử giữa người mua với người bán.
Vậy, người bom hàng đã đặt online có phải bồi thường thiệt hại cho người bán hay không?
Như đã phân tích, khi thực hiện việc đặt hàng online theo các phương thức giao dịch điện tử nghĩa là đã có một giao dịch dân sự hay có thể hiểu là một hợp đồng được hình thành giữa người mua và người bán.
Do đó, căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, người bom hàng đã đặt online tức là đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, nếu người bom hàng mà gây thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Thiệt hại trong trường hợp này cụ thể là chi phí phát sinh do người mua không nhận hàng như: Chi phí kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa…
Người bán hàng online có thể khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết và yêu cầu người bom hàng bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Bom hàng là gì và người bom hàng đã đặt online có phải bồi thường thiệt hại cho người bán hay không? (Hình từ Internet)
Có những chế tài xử phạt nào đối với người bom hàng đã đặt online?
Như đã phân tích, hành vi bom hàng đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định hiện nay, chưa có chế tài nào xử lý hành chính đối với người bom hàng. Đồng thời, đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bán nên thận trọng và lựa chọn các phương thức thanh toán để bảo đảm quyền lợi của mình.
Những người bán hàng online trên các trang thương mại điện tử có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?