Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào?

Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào?

Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5.7 Mục 5 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BYT năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng
- Nội dung hoạt động:
+ Duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR; tổ chức các lớp tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ làm công tác TCMR các tuyến về thực hiện tiêm chủng an toàn, giám sát, phát hiện, điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
+ Thực hiện việc theo dõi, báo cáo, điều tra và tổ chức họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin theo quy định.
+ Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin trong TCMR năm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định 13/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP .
+ Triển khai các hoạt động giám sát chủ động và giám sát thường quy hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch.
- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024
- Tuyến Trung ương:
+ Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng.
+ Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế và các đơn vị liên quan.
- Tuyến tỉnh:
+ Đơn vị đầu mối: Sở Y tế các tỉnh, thành phố
+ Đơn vị phối hợp: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.

Theo đó, sẽ bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí năm 2024 theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định 13/2024/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào?

Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi tiêm chủng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật cho trẻ được tiêm chủng mở rộng thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại như thế nào?

Tại Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP có quy định về các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường như sau:

Các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường
1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
...

Khi tiêm chủng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật cho trẻ được tiêm chủng mở rộng thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại như sau:

(1) Bồi thường 30 tháng lương cơ sở;

Theo quy định hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Trong trường hợp được bồi thường. mức bồi thường sẽ nhận được tại thời điểm hiện nay là 54.000.000 đồng.

Lưu ý: sau mức lương cơ sở áp dụng đến hết 30/6/2024 (Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018)

(2) Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:

- Trường hợp 1: Người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Phần chi phí mà đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn (mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);

- Trường hợp 2: Người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo;

- Trường hợp 3: Người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì:

Cá nhân phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người này có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Hồ sơ đề nghị bồi thường thiệt hại cho trẻ được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật?

Tại Điều 17 Nghị định 104/2016/NĐ-CP có quy định nếu người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật do tiêm chủng thì phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

- Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;

- Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;

- Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

- Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).

Trên đây cũng là hồ sơ đề nghị bồi thường thiệt hại cho trẻ được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật.

Tai biến nặng sau tiêm chủng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin tiêm chủng miễn phí tại Quyết định 1596/QĐ-BYT như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải làm gì?
Pháp luật
Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Quy trình điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng gồm bao nhiêu bước? Mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai biến nặng sau tiêm chủng
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
313 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai biến nặng sau tiêm chủng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Tai biến nặng sau tiêm chủng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào