Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp nào và tổ chức bồi dưỡng theo loại hình nào?
Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp nào?
Theo Điều 28 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp bồi dưỡng
Bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.
Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.
Cán bộ trong các cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Tổ chức bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo loại hình nào?
Tại Điều 29 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Loại hình tổ chức bồi dưỡng
1. Tập trung.
2. Bán tập trung.
3. Từ xa.
Theo đó, tổ chức bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo loại hình sau:
- Tập trung.
- Bán tập trung.
- Từ xa.
Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước được đánh giá chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá chất lượng bồi dưỡng
1. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
3. Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm:
a) Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;
b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;
c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
d) Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;
đ) Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
e) Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước được đánh giá chất lượng như sau:
- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ trong các cơ quan nhà nước sau khi được bồi dưỡng.
- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
- Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước gồm:
+ Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;
+ Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;
+ Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
+ Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;
+ Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước;
+ Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
- Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ trong các cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ trong các cơ quan nhà nước phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan.
- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ trong các cơ quan nhà nước
- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?