Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn thì tổ chức có thể bị xử phạt thế nào?
- Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn thì tổ chức có thể bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn là bao lâu?
- Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn không?
Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn thì tổ chức có thể bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt đối với tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
...
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Bốc dỡ hàng hóa (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn là bao lâu?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế.
2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này.
...
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn là 01 năm.
Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn không?
Việc công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn không được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
Như vậy, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên công chức Hải quan đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?