Bộ Y tế: Bảo đảm hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi 2 trong quý II/2022 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi để bắt đầu năm học mới an toàn?
- Tình hình triển khai tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
- Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
- Trách nhiệm của Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và Uỷ ban nhân dân thành phố trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Tình hình triển khai tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Căn cứ theo Mục 1 Thông báo 764/TB-BYT năm 2022 về tình hình triển khai tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi như sau:
“1. Tình hình triển khai tiêm chủng
- Đến hết ngày 31/5/2022, cả nước đã triển khai tiêm được trên 221 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; tuy nhiên tỷ lệ tiêm mũi 3 (liều nhắc lại lần 1) cho người từ 18 tuổi trở lên mới đạt khoảng 62%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ
5 đến dưới 12 tuổi mới đạt 34,4% và 3,5%. Nếu tình hình tiêm chủng không cải thiện sẽ không thể hoàn thành mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo họp số 114/TB-VPCP ngày 15/4/202 là “Hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3 cho người cần tiêm trong quý II/2022” và “Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022 cho các đối tượng cần tiêm để các cháu đến trường an toàn trong các tháng học hè và bắt đầu năm học mới an toàn vào tháng 9 năm 2022”.
- Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số lượng vắc xin đã có Quyết định phân bổ hiện tồn tại các tuyến nhiều (khoảng 8,8 triệu liều tại khu vực và 2,7 triệu liều tại tỉnh), cùng với số vắc xin dự trữ tại tuyến quốc gia có nguy cơ cao dư thừa và hết hạn phải hủy bỏ nếu các địa phương không đẩy mạnh tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng.”
Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Căn cứ theo Mục 2 Thông báo 764/TB-BYT năm 2022 về trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi như sau:
“2. Bộ Y tế giao các đơn vị thực hiện
2.1. Cục Y tế dự phòng
- Khẩn trương tham mưu Bộ Y tế kiện toàn Hội đồng thẩm định và Tổ thư ký Hội đồng thẩm định hệ số sử dụng vắc xin, vật tư tiêu hao trong tiêm chủng mở rộng; sau khi kiện toàn phải tổ chức họp Hội đồng ngay để thẩm định hệ số sử dụng vắc xin phòng COVID-19 do Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng, đề xuất.
- Đôn đốc các tỉnh, thành phố báo cáo về số ca mắc COVID-19 theo chỉ đạo tại Công văn số 2472/BYT-DP ngày 13/5/2022; theo dõi và tổng hợp thông tin về số trẻ mắc COVID-19 từ Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo tại Công văn số 2471/BYT-DP ngày 13/5/2022; tổng hợp số liệu và báo cáo Bộ Y tế.
- Tiếp tục chỉ trì, phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực tổ chức họp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm chủng mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp để tăng cường việc tiếp nhận vắc xin, triển khai tiêm chủng.
- Chủ trì, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương dự thảo và trình Bộ Y tế ký ban hành Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận, phân bổ và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, dự kiến các khả năng có thể xảy ra (thừa, hủy vắc xin….).
2.2. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Đốn đốc các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời số lượng đối tượng cần tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1), mũi 4 (mũi nhắc lại lần 2). Trên cơ sở số lượng đối tượng và tiến độ triển khai tiêm chủng của các địa phương để xây dựng kế hoạch và khẩn trương phân bổ vắc xin.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Vận tải, Tổng Cục Hậu Cần, Bộ Quốc phòng để vận chuyển ngay vắc xin đến các tỉnh, thành phố. - Báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) về việc tiếp nhận, phân bổ và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, dự kiến các khả năng có thể xảy ra (thừa, hủy vắc xin….) trước ngày 06/6/2022.”
Như vậy, đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được Cục Y tế dự phòng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ động tiêm liền cơ bản để tăng cường việc tiếp nhận vắc xin, triển khai tiêm chủng.
Bộ Y tế: Bảo đảm hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi 2 trong quý II/2022 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi để bắt đầu năm học mới an toàn?
Trách nhiệm của Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và Uỷ ban nhân dân thành phố trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3, tiểu mục 2.4 Mục 2 Thông báo 764/TB-BYT năm 2022 về trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi như sau:
“2. Bộ Y tế giao các đơn vị thực hiện
…
2.3. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Tập trung truyền thông về việc tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; thời gian cần phải đạt được mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Thống nhất quan điểm truyền thông về tiêm vắc xin là tiêm vắc xin phòng chống dịch; địa phương nào không tiêm, người dân nào không tiêm để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm.
- Xây dựng các thông điệp truyền thông cụ thể gửi tỉnh, thành phố để tăng cường truyền thông tại địa phương (xong trước ngày 08/6/2022). 2.4. Ủy ban nhân dân, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố
- Quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 114/TB-VPCP ngày 15/4/2022 và chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện số 702/CĐ-BYT ngày 24/5/2022, Công điện số 708/CĐ-BYT ngày 26/5/2022, Công điện số 710/CĐ-BYT ngày 27/5/2022 về tăng cường công tác tiêm chủng.
- Quán triệt triển khai tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 2357/BYT-DP ngày 09/5/2022.
- Sở Y tế tham mưu cho Ban thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy có Nghị quyết chuyên đề về “Đẩy mạnh, tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19”. - Rà soát và thống kê cụ thể đối tượng cần tiêm mũi 3, mũi 4, đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi (đối tượng phải tiêm/đã tiêm/chưa tiêm, đối tượng đã mắc COVID-19) để có kế hoạch triển khai tiêm chủng kịp thời, xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng.
- Huy động sự tham gia của tất cả các sở ban ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm chủng. Giao chỉ tiêu tiêm chủng cho từng địa bàn, sở ban ngành, đoàn thể; trong đó lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị phải làm gương, đi đầu trong việc thực hiện tiêm chủng.
- Tăng cường tổ chức các điểm tiêm lưu động tại trường học, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm dân cư... để tăng tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân.
- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thống nhất truyền thông về tiêm vắc xin là tiêm vắc xin phòng chống dịch; người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
- Đối với 13 tỉnh, thành phố chưa tiếp nhận vắc xin được phân bổ đợt 146-147 là Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang phải khẩn trương tiếp nhận vắc xin ngay trong ngày 03/6/2022.
- Các địa phương không nhận vắc xin thì đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có văn bản gửi Bộ Y tế, đồng thời phải cam kết với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch bùng phát trên địa bàn do người dân chưa được tiêm chủng.”
Như vậy, hiện tại cần phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022 cho các đối tượng cần tiêm để các cháu đến trường an toàn trong các tháng học hè và bắt đầu năm học mới an toàn vào tháng 9 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?