Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào?
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào?
- Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm mấy bước?
- Trường hợp viên chức đã được đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm thì có bị hủy kết quả đánh giá không?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
1. Đối với viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
a) Bộ trưởng quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do Bộ trưởng phụ trách. Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do Thứ trưởng phụ trách.
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức trong đơn vị; có trách nhiệm nhận xét, đánh giá và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cấp phó của mình.
c) Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm nhận xét, đánh giá Lãnh đạo phòng và viên chức trong Phòng do mình phụ trách, báo cáo người đứng đầu đơn vị quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
d) Người đứng đầu cấp Phòng của đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm nhận xét, đánh giá cấp phó của mình và viên chức trong Phòng, báo cáo Lãnh đạo đơn vị phụ trách Phòng.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do Bộ trưởng phụ trách.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
a) Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị. Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có từ 100 người trở lên thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
- Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp; các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến; các ý kiến phải được ghi đầy đủ vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Bước 3: Đơn vị lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác bằng văn bản.
d) Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ gửi Phiếu đánh giá, biên bản, kết quả đánh giá, nhận xét tại bước 1, 2, 3 nêu trên, tài liệu liên quan (nếu có) và danh sách đề xuất mức xếp loại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị.
...
Như vậy, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ bao gồm 4 bước, cụ thể:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng;
Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức;
Bước 3: Đơn vị lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác bằng văn bản;
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Trường hợp viên chức đã được đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm thì có bị hủy kết quả đánh giá không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng
...
Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 03 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Đối với công chức, viên chức đang luân chuyển, biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức luân chuyển, biệt phái đến có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng về cơ quan, đơn vị quyết định cử đi luân chuyển, biệt phái và cơ quan có công chức, viên chức được cử đi luân chuyển, biệt phái để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách và lưu vào hồ sơ công chức, viên chức.
5. Khi công chức, viên chức đã được đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không bảo đảm tiêu chí của mức đã xếp loại thì hủy bỏ kết quả và đánh giá, xếp loại chất lượng lại theo trình tự, thủ tục từ đầu.
Như vậy, theo quy định, khi viên chức đã được đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm thì hủy kết quả và đánh giá, xếp loại chất lượng lại theo trình tự, thủ tục từ đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?