Bộ trưởng Bộ Tài chính là ai? Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay là bao nhiêu?
Bộ trưởng Bộ Tài chính là ai?
Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Theo quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính được căn cứ theo STT 9 Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) như sau:
Theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có 2 bậc lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 17.460.000 đồng và 18.540.000.
Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính là ai? Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước được quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Pháp chế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
12. Cục Quản lý công sản.
13. Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
14. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
15. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
16. Cục Quản lý giá.
17. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
18. Cục Tài chính doanh nghiệp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Tổng cục Thuế.
21. Tổng cục Hải quan.
22. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
23. Kho bạc Nhà nước.
24. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
25. Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
26. Thời báo Tài chính Việt Nam.
27. Tạp chí Tài chính.
28. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.
Theo đó, các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Vụ Ngân sách nhà nước.
- Vụ Đầu tư.
- Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
- Cục Quản lý công sản.
- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
- Cục Quản lý giá.
- Cục Tin học và Thống kê tài chính.
- Cục Tài chính doanh nghiệp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Hải quan.
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước.
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lưu ý:
+ Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?