Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thẩm quyền ký những văn bản nào? Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thẩm quyền ký những văn bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản
1. Bộ trưởng ký các văn bản sau:
a) Các văn bản trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật, thỏa thuận quốc tế, văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng; các quyết định về công tác cán bộ được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Phê duyệt chủ trương đầu tư các đề án, dự án, chương trình theo quy định về công tác quản lý đầu tư của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng;
d) Các hiệp định, đề án, văn bản được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký hoặc phê duyệt.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thẩm quyền ký những văn bản sau:
- Các văn bản trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Các văn bản quy phạm pháp luật, thỏa thuận quốc tế, văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng; các quyết định về công tác cán bộ được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
- Phê duyệt chủ trương đầu tư các đề án, dự án, chương trình theo quy định về công tác quản lý đầu tư của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng;
- Các hiệp định, đề án, văn bản được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký hoặc phê duyệt.
Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Trong lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các văn bản nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản
...
2. Trong lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
b) Các quyết định cá biệt, các văn bản để xử lý các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
c) Các báo cáo, thông báo và công văn khác để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện những công việc cụ thể thuộc các lĩnh vực;
d) Các văn bản tham gia ý kiến do các ban, bộ, ngành, địa phương xin ý kiến Bộ Quốc phòng thuộc lĩnh vực phụ trách;
đ) Các văn bản khác khi được Bộ trưởng ủy quyền.
...
Như vậy, trong lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các văn bản sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
- Các quyết định cá biệt, các văn bản để xử lý các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
- Các báo cáo, thông báo và công văn khác để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện những công việc cụ thể thuộc các lĩnh vực;
- Các văn bản tham gia ý kiến do các ban, bộ, ngành, địa phương xin ý kiến Bộ Quốc phòng thuộc lĩnh vực phụ trách;
- Các văn bản khác khi được Bộ trưởng ủy quyền.
Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thời hạn ban hành văn bản
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gửi văn bản cho các cơ quan, đơn vị có liên quan (trừ trường hợp có quy định khác).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Bộ thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án, dự án, văn bản, Văn phòng Bộ Quốc phòng phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để phát hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Thủ trưởng Bộ tại cuộc họp bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị có liên quan biết, thực hiện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Bộ họp định kỳ hằng tháng, hằng quý, 06 tháng, năm, Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
4. Trong những trường hợp giải quyết gấp, Văn phòng Bộ Quốc phòng phát hành ngay văn bản được Thủ trưởng Bộ ký ban hành hoặc thông báo ngay ý kiến của Thủ trưởng Bộ về kết quả giải quyết công việc.
Theo đó, thời hạn ban hành văn bản của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gửi văn bản cho các cơ quan, đơn vị có liên quan (trừ trường hợp có quy định khác).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Bộ thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án, dự án, văn bản, Văn phòng Bộ Quốc phòng phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để phát hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Thủ trưởng Bộ tại cuộc họp bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị có liên quan biết, thực hiện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Bộ họp định kỳ hằng tháng, hằng quý, 06 tháng, năm, Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
- Trong những trường hợp giải quyết gấp, Văn phòng Bộ Quốc phòng phát hành ngay văn bản được Thủ trưởng Bộ ký ban hành hoặc thông báo ngay ý kiến của Thủ trưởng Bộ về kết quả giải quyết công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?