Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp công dân bao lâu một lần? Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng ở đâu?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp công dân bao lâu một lần?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:
Trách nhiệm tiếp công dân
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ Quốc phòng, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định;
b) Mỗi tháng, bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 01 ngày tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng (trừ trường hợp đột xuất). Ban hành văn bản từ chối tiếp công dân và thực hiện tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng;
c) Chỉ đạo Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc của công dân phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp tại Trụ sở.
...
Như vậy, mỗi tháng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 01 ngày tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng (trừ trường hợp đột xuất). Ban hành văn bản từ chối tiếp công dân và thực hiện tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp công dân bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng ở đâu?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng như sau:
Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng
1. Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng tại Hà Nội (Trụ sở), là nơi tiếp công dân của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Cán bộ, Cục Chính sách, Cục Tuyên huấn, Cục Quân lực và Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo cơ quan, đơn vị bảo đảm hậu cần, bố trí lực lượng bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn cho Trụ sở hoạt động trong mọi tình huống.
3. Thanh tra Bộ Quốc phòng là cơ quan Thường trực, giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, điều hành hoạt động của Trụ sở. Trưởng phòng Tiếp công dân trực tiếp chỉ huy cán bộ, nhân viên tại Trụ sở.
4. Các cơ quan quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, bố trí sĩ quan chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc nhân viên thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; lịch tiếp công dân thực hiện theo quy định tại Nội quy Trụ sở tiếp công dân-Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng.
5. Trụ sở được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như thiết bị ghi âm, ghi hình, hệ thống máy tính đồng bộ được kết nối mạng internet, mạng truyền số liệu quân sự và các trang thiết bị cần thiết khác để làm việc; niêm yết nội quy, lịch và quy trình tiếp công dân, hệ thống biển bảng đầy đủ, chính quy theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu; công khai bộ thủ tục hành chính liên quan đến công dân thuộc phạm vi giải quyết của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng tại Hà Nội (Trụ sở), là nơi tiếp công dân của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Cán bộ, Cục Chính sách, Cục Tuyên huấn, Cục Quân lực và Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, trụ sở và địa điểm tiếp công dân cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư 166/2021/TT-BQP.
Người tiếp công dân của Bộ Quốc phòng có thể từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; am hiểu thực tiễn; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
2. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân năm 2013 và Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
3. Chỉ được tiếp công dân tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị và được từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tiếp công dân Bộ Quốc phòng được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau:
+ Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
+ Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?