Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có những trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc quản lý công chức viên chức?
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý công chức viên chức đối với những ai?
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có những trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc quản lý công chức viên chức?
- Việc phân cấp quản lý công chức viên chức trong đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý công chức viên chức đối với những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền quản lý công chức, viên chức
1. Bộ trưởng trực tiếp quản lý đối với:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Chuyên viên cao cấp và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương;
c) Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị không được phân cấp quản lý công chức, viên chức.
...
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý đối với:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Chuyên viên cao cấp và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương;
- Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị không được phân cấp quản lý công chức, viên chức.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý công chức viên chức (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có những trách nhiệm và quyền hạn gì trong việc quản lý công chức viên chức?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2. Phê duyệt kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức hành chính; số lượng người làm việc đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm; kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ hàng năm và đột xuất của Bộ.
3. Quy định tiêu chuẩn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ; các quy chế để thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức.
4. Quyết định thành lập các hội đồng: tuyển dụng công chức; xét nâng lương trước thời hạn; khen thưởng - kỷ luật theo thẩm quyền; phê duyệt kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thứ trưởng.
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với các chức danh:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lãnh đạo các phòng thuộc các đơn vị trong khối cơ quan Bộ (bao gồm các Vụ trực thuộc Bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ) và các đơn vị không được phân cấp quản lý công chức, viên chức;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
c) Quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước do Bộ là đại diện chủ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.
d) Phê duyệt chủ trương bổ nhiệm đối với chức vụ lãnh đạo có hệ số phụ cấp từ 0,8 trở lên trong các đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa lạc, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện ứng dụng công nghệ.
6. Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác, thôi việc đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.
...
Như vậy, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc quản lý công chức viên chức được quy định cụ thể trên.
Việc phân cấp quản lý công chức viên chức trong đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành kèm theo Quyết định 2089/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, viên chức
1. Bộ trưởng và Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất lãnh đạo toàn diện công tác quản lý công chức, viên chức theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Phân cấp quản lý công chức, viên chức gắn với phát huy trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc quản lý công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý công chức, viên chức.
4. Phân cấp quản lý công chức, viên chức gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị được phân cấp.
5. Nội dung, mức độ phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, nguyên tắc phân cấp quản lý công chức viên chức trong đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?