Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính của mình không?
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính của mình không?
- Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải ghi vào sổ theo dõi những nội dung gì?
- Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải được gửi đến cơ quan nào?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính của mình không?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Quy chế giải quyết khiếu nại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 912/QĐ-BKHĐT năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
...
7. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của những người quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
c) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
d) Giao Chánh Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết đối với các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này;
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính của mình.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính của mình không? (Hình từ Internet)
Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải ghi vào sổ theo dõi những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế giải quyết khiếu nại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 912/QĐ-BKHĐT năm 2014 quy định về quản lý công tác xử lý, giải quyết khiếu nại như sau:
Quản lý công tác xử lý, giải quyết khiếu nại
1. Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung chủ yếu sau đây vào sổ theo dõi:
a) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
b) Ngày, tháng, năm nhận đơn khiếu nại;
c) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
d) Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
đ) Số lần tiếp nhận đơn, tên cơ quan đã thụ lý giải quyết trước đó (nếu có).
2. Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Quy chế này sau khi xử lý, giải quyết khiếu nại gửi kết quả tới đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị mình để theo dõi.
...
Như vậy, theo quy định, sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải ghi rõ các nội dung chủ yếu sau đây vào sổ theo dõi:
(1) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
(2) Ngày, tháng, năm nhận đơn khiếu nại;
(3) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
(4) Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
(5) Số lần tiếp nhận đơn, tên cơ quan đã thụ lý giải quyết trước đó (nếu có).
Kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải được gửi đến cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế giải quyết khiếu nại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 912/QĐ-BKHĐT năm 2014 quy định về quản lý công tác xử lý, giải quyết khiếu nại như sau:
Quản lý công tác xử lý, giải quyết khiếu nại
1. Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung chủ yếu sau đây vào sổ theo dõi:
a) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
b) Ngày, tháng, năm nhận đơn khiếu nại;
c) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
d) Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
đ) Số lần tiếp nhận đơn, tên cơ quan đã thụ lý giải quyết trước đó (nếu có).
2. Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Quy chế này sau khi xử lý, giải quyết khiếu nại gửi kết quả tới đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị mình để theo dõi.
Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Quy chế này sau khi xử lý, giải quyết khiếu nại gửi kết quả tới Thanh tra Bộ để theo dõi.
Đối với các khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng quy định tại Khoản 7 Điều 3 và Khoản 7 Điều 4 Quy chế này thì đơn vị được giao xử lý, giải quyết có trách nhiệm gửi kết quả tới Thanh tra Bộ để theo dõi.
3. Các đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 34 Luật khiếu nại.
Như vậy, theo quy định thì kết quả giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải được gửi tới Thanh tra Bộ để theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?