Bộ trưởng Bộ Công Thương phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân bao nhiêu ngày trong tháng theo quy định?
- Bộ trưởng Bộ Công Thương phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân bao nhiêu ngày trong tháng theo quy định?
- Thanh tra Bộ Công Thương có những trách nhiệm gì trong việc tiếp công dân?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ Công Thương khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Bộ trưởng Bộ Công Thương phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân bao nhiêu ngày trong tháng theo quy định?
Việc tiếp công dân của Bộ trưởng Bộ Công Thương được quy định tại Điều 41 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 08/5/2023 như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng
1. Bộ trưởng trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình. Bộ trưởng có thể ủy nhiệm cho Thứ trưởng tiếp công dân nhưng phải bố trí thời gian ít nhất một buổi trong một quý để trực tiếp tiếp công dân.
Theo đó, Bộ trưởng trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
Ngoài ra, Bộ trưởng có thể ủy nhiệm cho Thứ trưởng tiếp công dân nhưng phải bố trí thời gian ít nhất một buổi trong một quý để trực tiếp tiếp công dân.
Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hế hiệu lực) quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng
1. Bộ trưởng trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình. Bộ trưởng có thể ủy nhiệm cho Thứ trưởng tiếp công dân nhưng phải bố trí thời gian ít nhất một buổi trong một quý để trực tiếp tiếp công dân.
2. Chỉ đạo Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo; trân trọng lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ủy nhiệm cho Thứ trưởng tiếp công dân thay mình nhưng phải bố trí thời gian ít nhất một buổi trong một quý để trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân bao nhiêu ngày trong tháng theo quy định? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Công Thương có những trách nhiệm gì trong việc tiếp công dân?
Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Công Thương được quy định tại Điều 43 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 08/5/2023 như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra Bộ
1. Bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Bộ. Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
2. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cử cán bộ có thẩm quyền cùng tham gia tiếp công dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
3. Hướng dẫn, trả lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Rà soát để đảm bảo mọi thư, đơn từ đề nghị giải đáp, đề xuất, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi Bộ (có tên và địa chỉ rõ ràng) đều phải được trả lời và giải đáp kịp thời.
4. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân.
5. Thực hiện chế độ báo cáo với Lãnh đạo Bộ về công tác tiếp công dân.
Theo đó, Thanh tra Bộ Công Thương bao gồm các trách nhiệm như sau:
- Bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Bộ. Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
- Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cử cán bộ có thẩm quyền cùng tham gia tiếp công dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
- Hướng dẫn, trả lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Rà soát để đảm bảo mọi thư, đơn từ đề nghị giải đáp, đề xuất, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi Bộ (có tên và địa chỉ rõ ràng) đều phải được trả lời và giải đáp kịp thời.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân.
- Thực hiện chế độ báo cáo với Lãnh đạo Bộ về công tác tiếp công dân.
Trước đây, Căn cứ Điều 42 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hết hiệu lực) quy định về trách nhiệm của Thanh tra Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra Bộ
1. Bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Bộ. Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
2. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cử cán bộ có thẩm quyền cùng tham gia tiếp công dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
3. Hướng dẫn, trả lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Rà soát để đảm bảo mọi thư, đơn từ đề nghị giải đáp, đề xuất, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi Bộ (có tên và địa chỉ rõ ràng) đều phải được trả lời và giải đáp kịp thời.
4. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân.
5. Thực hiện chế độ báo cáo với Lãnh đạo Bộ và Chánh Thanh tra về công tác tiếp công dân.
Như vậy, theo quy định, trong việc tiếp công dân thì Thanh tra Bộ Công Thương có những trách nhiệm sau đây:
(1) Bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Bộ Công Thương. Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.
(2) Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cử cán bộ có thẩm quyền cùng tham gia tiếp công dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
(3) Hướng dẫn, trả lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Rà soát để đảm bảo mọi thư, đơn từ đề nghị giải đáp, đề xuất, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi Bộ Công Thương (có tên và địa chỉ rõ ràng) đều phải được trả lời và giải đáp kịp thời.
(4) Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp công dân.
(5) Thực hiện chế độ báo cáo với Lãnh đạo Bộ Công Thương và Chánh Thanh tra về công tác tiếp công dân.
Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ Công Thương khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Tại Điều 42 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ 08/5/2023 quy định về Văn phòng Bộ như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
1. Bố trí phòng tiếp công dân và các điều kiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; chỉ dẫn, tiếp đón công dân theo quy định.
2. Thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Bố trí để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
Văn phòng Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hết hiệu lực) quy định về trách nhiệm của Văn phòng Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
1. Bố trí phòng tiếp công dân và các điều kiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; chỉ dẫn, tiếp đón công dân theo quy định.
2. Thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Bố trí để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ Công Thương khi có công dân đến yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?