Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không?
- Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không?
- Người được bổ nhiệm vào chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân phải có trình độ như thế nào?
- Để được xét chức danh giám định viên lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân thì phải tốt nghiệp các trường nào?
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không?
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 32/2022/TT-BCA như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm các chức danh
1. Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân. Viện Khoa học hình sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Công an tập hợp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh của giám định viên cao cấp thuộc Viện Khoa học hình sự và Công an cấp tỉnh.
2. Viện trưởng Viện Khoa học hình sự bổ nhiệm chức danh Giám định viên trung cấp, Giám định viên sơ cấp đối với giám định viên thuộc Viện Khoa học hình sự. Giám đốc Công an cấp tỉnh bổ nhiệm chức danh Giám định viên trung cấp, Giám định viên sơ cấp đối với giám định viên thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh gồm các văn bản sau:
a) Công văn đề nghị của đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm chức danh.
b) Quyết định bổ nhiệm giám định viên đối với chức danh giám định viên.
c) Giấy xác nhận thời gian công tác, trực tiếp thực hiện công tác giám định.
d) Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không? (Hình từ Internet)
Người được bổ nhiệm vào chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân phải có trình độ như thế nào?
Người được bổ nhiệm vào chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân phải có trình độ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 32/2022/TT-BCA như sau:
Tiêu chuẩn chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Giám định viên cao cấp)
1. Đủ điều kiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp từ 08 năm trở lên. Trường hợp chưa được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp phải có thời gian là giám định viên 16 năm trở lên.
3. Có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thuộc các chuyên ngành được bổ nhiệm giám định viên.
4. Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định viên cao cấp ở chuyên ngành giám định do Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cấp.
5. Đã thực hiện việc tổng kết một số chuyên đề thuộc lĩnh vực được giao, tham gia nghiên cứu những đề tài khoa học cấp cơ sở trở lên có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ nhằm đúc kết kinh nghiệm, cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác.
Như vậy, theo quy định trên thì người được bổ nhiệm vào chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân phải có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thuộc các chuyên ngành được bổ nhiệm giám định viên.
Để được xét chức danh giám định viên lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân thì phải tốt nghiệp các trường nào?
Để được xét chức danh giám định viên lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân thì phải tốt nghiệp các trường được quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2022/TT-BCA như sau:
Điều kiện chung về xét chức danh giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân
1. Tuân thủ các quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của ngành liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Có kiến thức nghiệp vụ Công an, am hiểu sâu nghiệp vụ, chuyên môn về công tác giám định.
4. Tốt nghiệp các trường Công an nhân dân, nếu học các trường ngoài ngành Công an thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ tại các trường Công an theo quy định của Bộ Công an.
5. Có tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị theo quy định của Bộ Công an.
6. Cán bộ đang trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc đang xét kỷ luật thì chưa xem xét bổ nhiệm chức danh.
Như vậy, theo quy định trên thì để được xét chức danh giám định viên lĩnh vực pháp y trong Công an nhân dân thì phải tốt nghiệp các trường Công an nhân dân, nếu học các trường ngoài ngành Công an thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ tại các trường Công an theo quy định của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 71/2024 về sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe?
- Mẫu báo cáo thu phí lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có dạng như thế nào? Hướng dẫn lập báo cáo?
- Mẫu xác nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học theo Nghị định 98?
- Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
- Quy định về nơi làm thủ tục khai hải quan? Khai hải quan là gì? Trường hợp khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu?