Bỏ trống mã số thuế trên hóa đơn của công đoàn cơ sở có phù hợp không khi đơn vị không có mã số thuế?
Bỏ trống mã số thuế trên hóa đơn của công đoàn cơ sở có phù hợp không khi đơn vị không có mã số thuế?
Về vấn đề này, tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu:
Nội dung của hóa đơn
...
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Theo đó, khi công đoàn cơ sở không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua thưa anh và hóa đơn vẫn được chấp nhận.
Bỏ trống mã số thuế trên hóa đơn của công đoàn cơ sở có phù hợp không khi đơn vị không có mã số thuế? (Hình từ Internet)
Đã giao hàng nhưng đợi thanh toán mới lập hóa đơn có được không?
Tại Điều 9 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...
Theo đó thì thời điểm lập hóa đơn không phụ thuộc vào thời điểm thanh toán mà sẽ dựa vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Do vậy khi bên anh giao hàng cho bên mua sẽ phải lập hóa đơn vào thời điểm này.
Đã lập hóa đơn điện tử thì có được chuyển sang hóa đơn giấy được không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định:
Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định trên thì hóa đơn điện tử chỉ được chuyển thành hóa đơn giấy nếu có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần tham gia hội đồng trường cao đẳng công lập có phải bố trí bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trình độ sơ cấp thực hiện theo hình thức nào? Bảo đảm thời gian thực học tối thiểu bao nhiêu giờ?
- Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng là mẫu nào? Tải về Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng?
- Tổng hợp 02 mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chuẩn Nghị định 138? Tải về 02 mẫu?
- Mẫu Thông báo giao hàng theo hợp đồng kiêm đề nghị thanh toán mới nhất? Hướng dẫn soạn Thông báo giao hàng?