Bộ Thông tin và truyền thông chuẩn bị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030?

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức xây dựng, sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030?

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt trong Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 với các nội dung đáng chú ý về phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam dưới đây.

KINH TẾ SỐ

Bộ Thông tin và truyền thông chuẩn bị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030?

Theo Quyết định, hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường pháp lý là nhiệm vụ xuyên suốt, có mức độ ưu tiên cao nhất, được lồng ghép trong tất các các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là ban hành chính sách, quy định thúc đẩy các hoạt động trực tuyến diễn ra nhiều hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn.

Kinh tế số là gì? Xã hội số là gì?

Theo Quyết định, kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Trong đó, kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

Phát triển kinh tế số với các trọng tâm ưu tiên như sau:

- Phát triển kinh tế số ICT với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, hài hòa với thu hút FDI có chọn lọc, gia tăng hàm lượng xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế số nền tảng với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực.

- Phát triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.

Cũng theo Quyết định, xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

Các đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số. Công dân số được đặc trưng bởi danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số. Kết nối số được đặc trưng bởi khả năng kết nối mạng của người dân, bao gồm tỷ lệ dân được phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng và tỷ lệ người dùng Internet. Văn hóa số được đặc trưng bởi mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mức độ sử dụng dịch vụ số trên mạng, mức độ sử dụng các dịch vụ y tế số, giáo dục số của người dân.

Phát triển xã hội số phải đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa thế giới, làm giàu đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời, bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.

Bộ Thông tin và truyền thông chuẩn bị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030

Theo đó, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số là:

"Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực thi Luật Giao dịch điện tử sửa đổi và các văn bản hướng dẫn Luật để công nhận đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ, dữ liệu, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử; tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử; để việc thực hiện giao dịch điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn việc thực hiện giao dịch theo các phương thức truyền thống."

Đồng thời, đối với nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông khẩn trương xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực thi Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung quy định về các dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử, hoạt động của nền tảng số, dữ liệu số, dịch vụ số trực tuyến, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trong thời gian từ năm 2022 - 2025.

Các mục tiêu trọng tâm khác nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030

Nội dung Quyết định cũng đề cập các mục tiêu trọng tâm còn lại nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030 như sau:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng xây dựng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu 50% các hoạt động trong mỗi cơ quan, tổ chức, ngành, lĩnh vực.

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (sand box) đối với các dịch vụ số mới, mô hình kinh doanh kinh tế số mới chưa được pháp luật quy định rõ ràng.

- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện chống độc quyền, chống mua bán, sáp nhập làm ảnh hưởng tới cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế số; tăng cường quy định để tránh các doanh nghiệp chi phối lạm dụng; tổ chức giám sát thực thi pháp luật bảo đảm nguyên tắc thực thi công bằng, trách nhiệm như nhau trước pháp luật đối với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

- Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, pháp luật cho kinh tế số và xã hội số; quy định quản lý và phát triển kinh tế số nền tảng, hoạt động của các nền tảng số, dịch vụ số và giao dịch trực tuyến. Xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương có liên quan nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ kể trên trong gia đoạn năm 2022 - 2025.

Kinh tế số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sắp tới, học sinh tiểu học và phổ thông sẽ được lồng ghép việc dạy và học kỹ năng số vào chương trình học ở trường?
Pháp luật
MOOC - nền tảng học trực tuyến mở về kỹ năng số sẽ được triển khai xây dựng cho toàn bộ người dân Việt Nam?
Pháp luật
Phổ cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình là điểm đột phá trong phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025?
Pháp luật
05 'hơn' cho việc hoàn thiện thể chế phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 bao gồm những gì?
Pháp luật
Bộ Thông tin và truyền thông chuẩn bị sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phục vụ chiến lược phát triển kinh tế số đến năm 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh tế số
1,010 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào