Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển? Hoạt động lấn biển nào chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển?

Căn cứ khoản 5 Điều 190 Luật Đất đai 2024 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động lấn biển; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động lấn biển;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển là giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định? (Hình từ Internet)

Hoạt động lấn biển nào chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 190 Luật Đất đai 2024 thì hoạt động lấn biển chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư khi hoạt động lấn biển đó có phần diện tích thuộc một trong các khu vực sau đây:

(1) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

(2) Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

(3) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước quan trọng đã được công bố theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về lâm nghiệp;

(4) Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về thủy sản;

(5) Khu vực cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải, vùng nước để xây công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về hàng hải;

(6) Cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai được quy định cụ thể như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia sau khi Quốc hội quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia; thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

- Thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; việc đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ;

Thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Xây dựng kế hoạch thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; thống kê, kiểm kê theo chuyên đề hoặc đột xuất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương;

- Xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai các vùng và cả nước theo định kỳ và theo chuyên đề; công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng; xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;

- Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai tại trung ương; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất ở địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vị trí và chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn?
Pháp luật
Ngoài đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quản lý những lĩnh vực nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư đúng không?
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài nguyên và Môi trường
349 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Tài nguyên và Môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào