Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng những tiêu chí nào? Phát huy giá trị tài liệu này được thực hiện như thế nào?
- Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng những tiêu chí nào?
- Việc phát huy giá trị của tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện như thế nào?
- Sưu tầm tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học
1. Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là tập hợp các tài liệu được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những tiêu chí chung về hình thức, nội dung để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tự nhiên và xã hội.
2. Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đặc sắc, có ý nghĩa đặc biệt về tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, địa phương, xã hội, dân tộc; có ý nghĩa văn hóa đặc biệt và nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học;
b) Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian; đặc sắc về phương pháp tư liệu hóa, chất liệu vật mang tin.
Theo đó, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là tập hợp các tài liệu được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những tiêu chí chung về hình thức, nội dung để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tự nhiên và xã hội.
Và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đặc sắc, có ý nghĩa đặc biệt về tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, địa phương, xã hội, dân tộc; có ý nghĩa văn hóa đặc biệt và nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học;
- Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian; đặc sắc về phương pháp tư liệu hóa, chất liệu vật mang tin.
Tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học (Hình từ Internet)
Việc phát huy giá trị của tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của thư viện công lập
...
3. Việc phát huy giá trị tài liệu được thực hiện như sau:
a) Số hóa hoặc hình thành bản sao để phục vụ theo quy chế của thư viện;
b) Hình thành phiên bản chữ tiếng Việt của tài liệu trên nguyên tắc chuyển ngữ đối với tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán - Nôm và các chữ khác.
...
Theo đó, việc phát huy giá trị của tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện như sau:
- Số hóa hoặc hình thành bản sao để phục vụ theo quy chế của thư viện;
- Hình thành phiên bản chữ tiếng Việt của tài liệu trên nguyên tắc chuyển ngữ đối với tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán - Nôm và các chữ khác.
Sưu tầm tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau
Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của thư viện công lập
1. Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:
a) Tiêu chí: Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định này và có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện;
b) Phương thức thực hiện bao gồm: Thu thập trong cộng đồng; mua của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao; trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân; các phương thức sưu tầm khác;
c) Trình tự thực hiện:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.
...
Như vậy, sưu tầm tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được thực hiện bằng những phương pháp sau:
- Thu thập trong cộng đồng;
- Mua của tổ chức, cá nhân;
- Tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao;
- Trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Các phương thức sưu tầm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?