Bổ sung thêm 03 hướng dẫn quy trình lập quy hoạch vào tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như thế nào?
Bổ sung thêm 03 hướng dẫn quy trình lập quy hoạch vào tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP bổ sung Điều 7a, 7b, 7c vào sau Điều 7 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, bổ sung thêm 3 hướng dẫn quy trình lập quy hoạch vào tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như sau:
(1) Bổ sung quy trình lập quy hoạch ngành quốc gia:
- Quy hoạch ngành quốc gia được lập theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch 2017.
- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch ngành quốc gia thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch.
- Cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
(2) Bổ sung quy trình lập quy hoạch vùng:
- Quy hoạch vùng được lập theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch 2017.
- Thẩm định hợp phần quy hoạch vùng:
+ Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định hợp phần quy hoạch. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua hợp phần quy hoạch. Thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định do cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch quyết định;
+ Nội dung thẩm định hợp phần quy hoạch bao gồm sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch, sự phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Báo cáo thẩm định hợp phần quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch về nội dung thẩm định quy hoạch tại điểm b khoản này và kết luận về việc hợp phần quy hoạch đã đủ kiện hoặc chưa đủ điều kiện để gửi cơ quan lập quy hoạch vùng và được gửi tới cơ quan lập hợp phần quy hoạch để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hợp phần quy hoạch;
+ Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm gửi cơ quan lập quy hoạch vùng báo cáo thẩm định và báo cáo hợp phần quy hoạch đã được tiếp thu và hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch.
- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch vùng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch.
- Cơ quan lập quy hoạch vùng lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
(3) Bổ sung quy trình lập quy hoạch tỉnh:
- Quy hoạch tỉnh được lập theo quy trình quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch 2017.
- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch.
- Cơ quan lập quy hoạch tỉnh lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
Nghị định 58/2023/NĐ-CP: Bổ sung thêm 03 hướng dẫn quy trình lập quy hoạch vào tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như thế nào? (Hình từ internet)
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 37/2019/NĐ-CP được sửa đổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 1 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều 15, 17, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 và 49 của Luật Quy hoạch.
Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 37/2019/NĐ-CP gồm có: Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều 15, 17, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 và 49 Luật Quy hoạch 2017.
Thời hạn lập quy hoạch được sửa đổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định cũ tại Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Theo quy định mới tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
3. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.
Như vậy, căn cứ theo quy định mới thì thời hạn lập quy hoạch tổng thể đã nâng từ không quá 30 tháng lên không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.Trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch được nâng từ không quá 18 tháng lên không quá 20 tháng.
Thời hạn lập quy hoạch ngành đã được nâng từ không quá 24 tháng lên 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Ngoài ra, tại quy định mới còn bổ sung thêm trường hợp khi cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?