Bổ sung quy định mới về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ? Thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa là khi nào?
Bổ sung quy định mới về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ?
Ngày 10/02/2023 Chính phủ ban hành Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, khoản 8 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BTC đã bổ sung Điều 15a Thông tư 107/2020/TT-BTC với những nôi dung về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể như sau:
Tiền lãi danh nghĩa TPCP
1. Trường hợp KBNN nhận được tiền lãi danh nghĩa TPCP trong thời gian mua lại có kỳ hạn TPCP, KBNN có trách nhiệm hoàn trả số tiền lãi danh nghĩa TPCP đã nhận được cho các NHTM theo mã TPCP mà KBNN nhận được tiền lãi danh nghĩa. Việc hoàn trả tiền lãi danh nghĩa TPCP được thực hiện bên ngoài hệ thống giao dịch công cụ nợ của Sở Giao dịch Chứng khoán; thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa do hai bên tự thống nhất, nhưng không được muộn hơn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày thực thanh toán lãi trái phiếu.
2. Trường hợp chuyển tiền lãi danh nghĩa chậm, KBNN có trách nhiệm thanh toán tiền phạt chậm thanh toán cho NHTM đối với số ngày chậm thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm thanh toán quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước nhận được tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ thì có trách nhiệm hoàn trả lại số liền lãi doanh nghĩa đã nhận đươc cho Ngân hàng thương mại.
Bổ sung quy định mới về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ? Thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15a Thông tư 107/2020/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BTC.
Thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ do hai bên tự thống nhất, nhưng không được muộn hơn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày thực thanh toán lãi trái phiếu.
Trường hợp chuyển tiền lãi danh nghĩa chậm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán tiền phạt chậm thanh toán cho Ngân hàng thương mại đối với số ngày chậm thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm thanh toán.
Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 107/2020/TT-BTC, tiền phạt chậm thanh toán được tính theo công thức:
Tiền phạt chậm thanh toán = Giá trị giao dịch chậm thanh toán (đồng) x Lãi suất phạt chậm thanh toán (%/năm) x Số ngày chậm thanh toán/ 365 ngày.
Trong đó:
- Giá trị giao dịch chậm thanh toán được tính theo phần giá trị chậm thanh toán (bao gồm gốc và lãi).
- Lãi suất phạt chậm thanh toán được xác định bằng 150% mức lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của phụ lục hợp đồng chậm thanh toán và không vượt quá 10%/năm.
- Số ngày chậm thanh toán được xác định bằng số ngày thực tế chậm thanh toán tính từ ngày thanh toán theo phụ lục hợp đồng đến hết ngày liền kề trước ngày thực thanh toán.
Việc xác định kết quả mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 107/2020/TT-BTC, việc xác định kết quả mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ hiện nay được thực hiện như sau:
(1) Phương pháp xác định lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
Lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ áp dụng cho mỗi Ngân hàng thương mại (NHTM) là mức lãi suất chào của NHTM đó được xét chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp và thỏa mãn đồng thời cả hai (02) điều kiện sau:
- Mức lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ thấp nhất không thấp hơn lãi suất tối thiểu do Kho bạc Nhà nước (KBNN) quy định trong từng thời kỳ.
- Khối lượng mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ tính lũy kế đến mức lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ thấp nhất không vượt quá khối lượng KBNN thông báo.
(2) Phương pháp xác định khối lượng mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đối với từng NHTM:
- Khối lượng mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đối với mỗi NHTM tham gia chào tương đương với khối lượng chào của NHTM đó.
+ Trường hợp tại mức lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ được lựa chọn thấp nhất, khối lượng chào tính lũy kế đến mức lãi suất này vượt quá khối lượng KBNN thông báo với loại kỳ hạn mua lại đó, thì sau khi đã trừ đi khối lượng chào ở các mức lãi suất cao hơn, phần còn lại của khối lượng KBNN thông báo được phân bổ cho các NHTM chào tại mức lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ được lựa chọn thấp nhất theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng chào và được làm tròn xuống hàng tỷ đồng.
+ Phần dư còn lại của khối lượng KBNN thông báo sau khi làm tròn xuống đơn vị tỷ đồng được phân bổ cho NHTM đầu tiên chào tại mức lãi suất mua lại có kỳ hạn được lựa chọn thấp nhất; trường hợp phân bổ phần dư vượt quá khối lượng chào còn lại của NHTM này, thì phần vượt quá tiếp tục được phân bổ cho NHTM kế tiếp cho đến hết khối lượng KBNN thông báo.
- Trường hợp khối lượng chào của NHTM vượt hạn mức dư nợ giao dịch còn lại của NHTM đó, khối lượng chào được xét kết quả mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của NHTM là hạn mức dư nợ giao dịch còn lại, theo thứ tự ưu tiên kỳ hạn mua lại ngắn hơn, lãi suất chào cao hơn.
- Việc xác định cụ thể khối lượng mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của từng NHTM được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục Thông tư 107/2020/TT-BTC.
Thông tư 12/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 04/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?