Bổ sung Đội trưởng, Đoàn trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm vào thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng từ 22/07/2022?
Các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định rằng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này. Do đó, các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng bao gồm:
- Vi phạm quy định đi lại, cư trú, sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự;
- Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Vi phạm quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Vi phạm quy định về sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Vi phạm quy định về lấn chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý;
- Vi phạm quy định về mua, bán, sử dụng giấy phép lái xe quân sự giả, biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự;
- Vi phạm quy định về làm giả giấy phép lái xe quân sự và biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự.
Bổ sung Đội trưởng, Đoàn trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm vào thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng từ 22/07/2022?
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu:
Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này:
- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Theo quy định tại khoản 35 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định về thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng cụ thể là:
- Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
- Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
- Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?