Bổ sung cơ quan Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục vào cơ quan thanh tra nhà nước tại dự thảo Luật Thanh tra?
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định hiện hành có bao gồm Thanh tra Tổng cục, Cục hay không?
- Có phải Quốc hội đã tán thành quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục trong Luật Thanh tra sửa đổi hay không?
- Có phải sắp tới sẽ giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở?
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định hiện hành có bao gồm Thanh tra Tổng cục, Cục hay không?
Căn cứ Điều 4 Luật Thanh tra 2010 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, hiện nay cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ; Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở; Thanh tra huyện. Mà không bao gồm Thanh tra Tổng cục, Cục.
Bổ sung cơ quan Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục vào cơ quan thanh tra nhà nước tại dự thảo Luật Thanh tra? (Hình từ Internet)
Có phải Quốc hội đã tán thành quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục trong Luật Thanh tra sửa đổi hay không?
Sáng 14/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) với 459/471 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội).
Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này có 118 điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Đồng thời Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Trong đó, điểm mới đáng chú ý trong Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này là quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục. Trước đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quy định của dự thảo Luật về thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Nhưng một số ý kiến đề nghị không thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, vì việc thành lập tổ chức mới sẽ phát sinh thêm biên chế, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Tuy nhiên, căn cứ Báo cáo về một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) thì Ủy ban pháp luật đã xác định rõ việc dự thảo Luật quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành tại một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ; tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan này.
Việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ về thực chất không làm phát sinh tổ chức, biên chế mới do hiện tại ở các cơ quan này đã có bộ máy và biên chế làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cụ thể thì Luật Thanh tra (sửa đổi) quy định thanh tra tổng cục, cục là cơ quan của tổng cục, cục thuộc bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước mà tổng cục, cục được giao phụ trách; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tổng cục, cục được thành lập trong 3 trường hợp:
+ Theo quy định của luật;
+ Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Tại tổng cục, cục thuộc bộ có phạm vi đối tượng quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Còn Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quy định thanh tra sở được thành lập tại một số sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ. Việc thành lập thanh tra tại các sở khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý và biên chế được giao.
Có phải sắp tới sẽ giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở?
Hiện nay tại Mục 4 Chương 2 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra sở chưa giao quyền thành lập Thanh tra sở cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ nội dung Luật Thanh tra (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua thì Luật quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở. Việc thành lập thanh tra tại các sở khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý và biên chế được giao. Thanh tra sở được thành lập trong 3 trường hợp:
- Theo quy định của luật;
- Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ;
- Tại sở do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?