Bỏ quy định thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp khi xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Quyết định 498/QĐ-TTg đúng không?
Không còn quy định thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp khi xin nhập quốc tịch Việt Nam đúng hay không?
Căn cứ mục 12 Phần VI Phương án ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 có nội dung như sau:
PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA, CẢI CÁCH QUY ĐỊNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
...
12. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam (mã TTHC: 2.002039)
Nội dung đơn giản hóa:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chịu trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam. Theo đó, bỏ quy định về thời hạn có giá trị của Phiếu lý lịch tư pháp.
Bổ sung quy định cụ thể về cách thức thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, bổ sung quy định về bộ phận tạo thành thủ tục hành chính thực hiện theo cách thức điện từ tại Luật Quốc tịch.
Lý do: Để bảo đảm tính đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hoá, tiết kiệm chi phí thực hiện, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thì
- Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch.
- Bổ sung quy định cụ thể về cách thức thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, bổ sung quy định về bộ phận tạo thành thủ tục hành chính thực hiện theo cách thức điện tử tại Luật Quốc tịch.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025-2026.
....
Như vậy, theo Phương án ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 trong giai đoạn sắp tới năm 2025 - 2026 kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp khi làm thủ tục nhập Quốc tịch Việt nam.
Thứ nhất, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 hiện tại quy định về người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm thủ tục xin cấp và cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin nhập quốc tịch.
Sau thay đổi, người xin nhập không phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp mà việc cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ do cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chịu trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam.
Thứ hai, Luật Quốc tịch 2008 hiện tại quy định về thời hạn có giá trị của Phiếu lý lịch tư pháp khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. Sau thay đổi, sẽ bỏ quy định về thời hạn này.
Ngoài ra, theo Phương án ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 bổ sung thêm quy định cụ thể về cách thức thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, bổ sung quy định về bộ phận tạo thành thủ tục hành chính thực hiện theo cách thức điện tử tại Luật Quốc tịch 2008.
Bỏ quy định thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp khi xin nhập quốc tịch Việt Nam đúng không? Quyết định 498/QĐ-TTg 2024 ảnh hưởng gì đến người xin nhập quốc tịch Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam hiện nay gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về thành phần hồ sơ xin nhập quốc tịch bao gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam hiện nay gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 nam quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
(1) Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?