Bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng đối với chi cục thuế thuộc cục thuế bao gồm những thành phần nào?
- Bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng đối với chi cục thuế thuộc cục thuế bao gồm những thành phần nào?
- Việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành thuế được thực hiện theo trình tự nào?
- Việc báo cáo kết quả tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng của cục thuế thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện trước ngày bao nhiêu?
Bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng đối với chi cục thuế thuộc cục thuế bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về thủ tục tự kiểm tra như sau:
Thủ tục tự kiểm tra:
1. Thành lập tổ kiểm tra:
...
1.3. Đối với Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế: Chi cục trưởng phân công bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra. Thành phần gồm: Lãnh đạo Chi cục Thuế, Đội trưởng Đội Hành chính - Nhân Sự - Tài vụ - Ấn chỉ, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của Chi cục và thành viên khác có liên quan theo yêu cầu của từng đợt tự kiểm tra.
1.4. Bộ phận được giao nhiệm vụ tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra được phân công (trừ trường hợp đột xuất).
2. Tiến hành các bước theo trình tự tại khoản 2, điều 11.
Như vậy, đối với Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế thì Chi cục trưởng sẽ phân công bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng.
Thành phần của phận thực hiện việc tự kiểm tra bao gồm:
(1) Lãnh đạo Chi cục Thuế;
(2) Đội trưởng Đội Hành chính - Nhân Sự - Tài vụ - Ấn chỉ;
(3) Cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của Chi cụ;
(4) Thành viên khác có liên quan theo yêu cầu của từng đợt tự kiểm tra.
Bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng đối với chi cục thuế thuộc cục thuế bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành thuế được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về thủ tục tự kiểm tra như sau:
Thủ tục tự kiểm tra:
1. Thành lập tổ kiểm tra:
...
1.3. Đối với Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế: Chi cục trưởng phân công bộ phận thực hiện việc tự kiểm tra. Thành phần gồm: Lãnh đạo Chi cục Thuế, Đội trưởng Đội Hành chính - Nhân Sự - Tài vụ - Ấn chỉ, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của Chi cục và thành viên khác có liên quan theo yêu cầu của từng đợt tự kiểm tra.
1.4. Bộ phận được giao nhiệm vụ tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra được phân công (trừ trường hợp đột xuất).
2. Tiến hành các bước theo trình tự tại khoản 2, điều 11.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về trình tự các bước tiến hành kiểm tra, tự kiểm tra như sau:
Trình tự các bước tiến hành kiểm tra, tự kiểm tra:
...
2. Trình tự các bước tiến hành tự kiểm tra:
2.1. Tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trong kỳ tự kiểm tra.
2.2. Rà soát tình hình và kết quả triển khai công tác thi đua tại đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
2.3. Rà soát, đối chiếu kết quả khen thưởng, danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng với tiêu chuẩn theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2.4. Rà soát, đối chiếu các thủ tục xét, trình khen thưởng với quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2.5. Tổ trưởng tập hợp kết quả tự kiểm tra và lập thành biên bản tự kiểm tra.
2.6. Biên bản tự kiểm tra phải được thông qua từng thành viên trong tổ kiểm tra để thống nhất và cùng ký vào biên bản.
2.7. Tổ trưởng tổ kiểm tra báo cáo lãnh đạo đơn vị (Phòng, Vụ, đơn vị, Chi cục Thuế...).
Như vậy, việc tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành thuế được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1. Tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trong kỳ tự kiểm tra.
Bước 2. Rà soát tình hình và kết quả triển khai công tác thi đua tại đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
Bước 3. Rà soát, đối chiếu kết quả khen thưởng, danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng với tiêu chuẩn.
Bước 4. Rà soát, đối chiếu các thủ tục xét, trình khen thưởng
Bước 5. Tổ trưởng tập hợp kết quả tự kiểm tra và lập thành biên bản tự kiểm tra. Biên bản tự kiểm tra phải được thông qua từng thành viên trong tổ kiểm tra để thống nhất và cùng ký vào biên bản.
Bước 6. Tổ trưởng tổ kiểm tra báo cáo lãnh đạo đơn vị (Phòng, Vụ, đơn vị, Chi cục Thuế...).
Việc báo cáo kết quả tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng của cục thuế thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện trước ngày bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo:
1. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình và công tác tự kiểm tra của các đơn vị trực thuộc, kiến nghị những vấn đề cần xem xét sửa đổi, bổ sung trong công tác thi đua, khen thưởng, báo cáo Tổng cục Thuế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 10/11 hàng năm.
2. Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế báo cáo kết quả công tác tự kiểm tra về Tổng cục Thuế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 10/11 hàng năm.
3. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng toàn ngành báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính trước ngày 30/11 hàng năm.
Như vậy, cục Thuế thành phố trực thuộc Trung ương phải tổng hợp kết quả công tác tự kiểm tra của các đơn vị trực thuộc, kiến nghị những vấn đề cần xem xét sửa đổi, bổ sung trong công tác thi đua, khen thưởng, báo cáo Tổng cục Thuế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 10/11 hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?