Bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ độc lập thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
Bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện chức năng gì?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 14/2023/TT-NHNN tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định cơ cấu tổ chức của Bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đảm bảo thực hiện tối thiểu các chức năng sau:
(1) Giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc đề xuất, tham mưu các nội dung sau đây:
- Lập quy trình xây dựng và thực hiện quản lý rủi ro;
- Thực hiện đánh giá các nội dung liên quan quản lý rủi ro để đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên điều chỉnh;
- Xây dựng và thực hiện hạn mức rủi ro, đề xuất phân bổ hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ; thực hiện các biện pháp xử lý khi không đáp ứng được các hạn mức rủi ro;
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiếm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Tự kiểm tra, đánh giá về quản lý rủi ro và đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên các biện pháp xử lý, khắc phục;
- Các nội dung khác do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định.
(2) Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh.
(3) Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngăn hạn, dài hạn.
(4) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(5) Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ độc lập thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ? (hình từ internet)
Bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ độc lập thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
...
Như vậy, bộ phận quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ hai trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hoạt động quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Giám sát của quản lý cấp cao là việc giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và giám sát của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với kiểm toán nội bộ.
3. Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro.
4. Quản lý rủi ro là việc nhận dạng, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
...
Như vậy, hoạt động quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm:
- Nhận dạng rủi ro;
- Theo dõi rủi ro;
- Kiểm soát rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch ngắn gọn hiện nay? Hướng dẫn điền Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch?
- Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phản ánh thông tin gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này?
- Ngày 4 tháng 11 là ngày gì? Ngày 4 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? Có sự kiện gì ngày 4 tháng 11 ở Việt Nam và thế giới?
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí trước khi được cấp GCN đăng ký đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Chi phí thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng định kỳ hàng năm gồm những loại chi phí nào?