Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được quyền tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất hay không?

Tôi có vài thắc mắc về hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng tại đơn vị, doanh nghiệp như sau. Theo tôi được biết, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ có một số quyền hạn nhất định. Vậy bộ phận đó có được quyền tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất hay không? Có thể cung cấp các thông tin về kiểm toán nội bộ ra ngoài trong một số trường hợp nhất định không? Trong quá trình làm việc, bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thêm để nâng cao chuyên môn không?

Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được quyền tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất hay không?

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 05/2019/NĐ-CP gồm những nội dung sau:

"1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.
2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
4. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
5. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
6. Lập báo cáo kiểm toán.
7. Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
8. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
9. Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
10. Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
11. Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật."

Có thể thấy, một trong những nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của những chủ thể có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ (được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP). Do đó, bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được quyền tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất nói trên trong phạm vi yêu cầu của đối tượng có thẩm quyền.

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Có thể cung cấp các thông tin về kiểm toán nội bộ ra ngoài trong một số trường hợp nhất định không?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ

"1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Chịu trách nhiệm trước các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.
4. Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ."

Như vậy, khi thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo bảo mật các tài liệu, thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành và theo Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị, không thể cung cấp các thông tin quan trọng ra ngoài một cách lung tung, ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Trong quá trình làm việc, bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thêm để nâng cao chuyên môn không?

Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

"1. Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
2. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
3. Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
4. Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.
5. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
6. Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
7. Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
8. Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
9. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị."

Theo đó, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ được đào tạo để thông qua đó, năng lực của nhân viên trong bộ phận kiểm toán nội bộ cũng được nâng cao, giúp ích rất nhiều trong công việc, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc lên nhiều lần.

Kiểm toán nội bộ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm toán nội bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ
Pháp luật
Quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp như thế nào? Mục tiêu của kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp là gì?
Pháp luật
Báo cáo kiểm toán nội bộ khi đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo phải có chữ ký của ai?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập có được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô không?
Pháp luật
03 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng? Kế hoạch kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được xây dựng trên cơ sở nào?
Pháp luật
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng? Người làm công tác kiểm toán phải có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước cần phải đáp ứng những nguyên tắc nghề nghiệp nào?
Pháp luật
Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập có yêu cầu về tính độc lập, khách quan không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ không?
Pháp luật
Thời hạn ban hành kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là mẫu nào? Thời gian gửi báo cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán nội bộ
2,099 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán nội bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán nội bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào