Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực nào? Nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nước về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính là gì?
Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực nào?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực sau:
+ Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;
+ Chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính;
+ Cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Bộ Nội vụ có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổ chức - Biên chế.
2. Vụ Chính quyền địa phương.
3. Vụ Công chức - Viên chức.
4. Vụ Tiền lương.
5. Vụ Tổ chức phi chính phủ.
6. Vụ Cải cách hành chính.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
10. Vụ Công tác thanh niên.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
15. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
16. Ban Tôn giáo Chính phủ.
17. Học viện Hành chính Quốc gia.
18. Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
19. Tạp chí Tổ chức nhà nước.
20. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 16 là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 17 đến khoản 20 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác hiện có thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 17 Điều này.
Như vậy, Bộ Nội vụ có 20 cơ quan, đơn vị trực thuộc như sau:
+ Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 16 là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
+ Các đơn vị quy định từ khoản 17 đến khoản 20 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nước về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính là gì?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính:
a) Trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính;
b) Trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và việc giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính các cấp;
c) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về nguyên tắc, hồ sơ, thủ tục xác định địa giới đơn vị hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;
e) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính; việc phân loại đơn vị hành chính.
Như vậy, Bộ Nội vụ có các nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính như sau:
+ Trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính;
+ Trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và việc giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính các cấp;
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về nguyên tắc, hồ sơ, thủ tục xác định địa giới đơn vị hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính; việc phân loại đơn vị hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?