Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ?
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì?
Vị trí và chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 28/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 06/06/2023) như sau:
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ.
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, bao gồm:
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo;
+ Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
+ Sở hữu trí tuệ;
+ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
+ Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật
Trước đây, vị trí và chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 95/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/06/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm các lĩnh vực:
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo;
+ Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
+ Sở hữu trí tuệ;
+ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
+ Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Khoa học và Công nghệ thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 95/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/06/2023).
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 28/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 06/06/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật.
3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ.
4. Vụ Công nghệ cao.
5. Vụ Năng lượng nguyên tử.
6. Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.
7. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Hợp tác quốc tế.
11. Văn phòng Bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
14. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
15. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
16. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
17. Cục Sở hữu trí tuệ.
18. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
19. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
20. Báo VnExpress.
21. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
22. Trung tâm Công nghệ thông tin.
...
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ có 22 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được sử dụng con dấu hình Quốc huy.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 95/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/06/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ
1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật.
3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ.
4. Vụ Công nghệ cao.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Pháp chế.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
10. Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương.
11. Văn phòng Bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Cục Công tác phía Nam.
14. Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ.
15. Cục Năng lượng nguyên tử.
16. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
17. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
18. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
19. Cục Sở hữu trí tuệ.
20. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
21. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
22. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
23. Báo Khoa học và Phát triển.
24. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
25. Trung tâm Công nghệ thông tin.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên có 02 phòng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật có 03 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 03 phòng, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng, Vụ Pháp chế có 03 phòng, Văn phòng Bộ có 09 phòng, Thanh tra Bộ có 04 phòng.
Cục Công tác phía Nam có 04 phòng, Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ có 08 phòng, Cục Sở hữu trí tuệ có 18 phòng, Cục Năng lượng nguyên tử có 06 phòng; Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có 05 phòng, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân có 07 phòng và Thanh tra Cục, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ có 05 phòng.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định tại khoản 20, 21, 22 Điều này.
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
Các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì với tư cách là thành viên Chính phủ?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Với tư cách là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
+ Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
+ Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
+ Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu siêu âm mới nhất? Hồ sơ bệnh án bản điện tử có giá trị pháp lý không? Học sinh sinh viên có được sao chép hồ sơ bệnh án không?
- Chi tiền thưởng theo Nghị định 73 cho CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Hàng hóa dịch vụ chịu từng mức thuế suất thuế GTGT 2025 ra sao? Thuế suất thuế GTGT 2025 có mấy mức?
- Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch?
- Mẫu công văn thông báo hết hàng gửi khách hàng của công ty? Quy định về khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng?