Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào?
- Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào?
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển có phải thông báo đưa công trình vào sử dụng không?
- Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển có thuộc nội dung quản lý nhà nước về hàng hải không?
Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 58/2017/NĐ-CP về công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải:
Theo đó, căn cứ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
Cụ thể như sau:
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập hồ sơ để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị công bố vùng nước cảng biển;
- Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
- Hải đồ xác định giới hạn vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển có phải thông báo đưa công trình vào sử dụng không?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển:
Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển
1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật có liên quan; trước khi trả lời chủ đầu tư về việc thỏa thuận cho phép đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực.
2. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển, chủ đầu tư gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị công bố đưa công trình vào sử dụng theo quy định; đồng thời phải tiến hành thủ tục thông báo đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Cảng vụ hàng hải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền và cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển.
4. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.
5. Tàu biển trước khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng hoặc người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực và cơ quan quản lý nhà nước đối với cảng, bến thủy nội địa, cảng cá để lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Như vậy, sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục thông báo đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển có thuộc nội dung quản lý nhà nước về hàng hải không?
Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về nội dung quản lý nhà nước về hàng hải:
Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải
1. Xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải.
3. Quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hải theo quy định của pháp luật. Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng.
4. Quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải.
5. Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển. Quản lý việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải.
Như vậy, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải thuộc nội dung quản lý nhà nước về hàng hải theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?