Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trường trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm không?
- Vị trí và chức năng của Bộ giáo dục và đào tạo được quy định thế nào?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam không?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trường trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm không?
Vị trí và chức năng của Bộ giáo dục và đào tạo được quy định thế nào?
Theo Điều 1 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực 01/11/2022) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo đó, Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên các vấn đề được quy định tại Điều 1 nêu trên.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo đó, vị trí và chức năng của Bộ giáo dục và đào tạo được quy định như trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam không?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực 01/11/2022) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ
a) Trình Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Quy định việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
...
Theo quy định trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
[...]
8. Về quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ:
a) Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế;
b) Ban hành quy chế thi, tuyển sinh; quy định về kiểm tra và đánh giá người học;
c) Quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ; việc in và quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ;
d) Quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam; quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù;
đ) Quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trường trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực 01/11/2022) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
a) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục;
b) Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng sư phạm;
c) Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;
d) Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
e) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng sư phạm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định 69/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) quy định cụ thể như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
[...]
9. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
a) Quy định chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;
b) Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo;
c) Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
đ) Quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện tuyển dụng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại các bộ, ngành và địa phương.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
Ngoài ra, còn có quyền xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học. Hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thuê tư vấn quản lý dự án bằng cách nào? Được điều chỉnh khi nào?
- Sự cố công trình xây dựng làm chết mấy người thuộc sự cố cấp 2? Thời hạn báo cáo sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng cấp 2?
- Xử phạt đến 6 triệu đồng hành vi sử dụng thiết bị điện tử khi lái xe ô tô từ năm 2025? Những lưu ý khi lùi xe và mở cửa xe?
- Định dạng hóa đơn điện tử như thế nào là hợp lệ? Tổng cục Thuế thực hiện việc thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử khi nào?
- Lỗi đi xe máy trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như thế nào?