Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất là gì? Quy mô quốc gia thể hiện bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học?
Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất là gì?
Theo tiểu mục 4 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2023/BTNMT về Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học ban hành kèm Thông tư 25/2023/TT-BTNMT có quy định:
4. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1 Phát thải khí nhà kính là phát thải khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
4.2 Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi chiết tách thông qua dữ liệu viễn thám quang học.
4.3 Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học (gọi tắt là Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất) là tập hợp các thông tin, dữ liệu của các đối tượng lớp phủ mặt đất được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học, làm đầu vào phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính.
4.4 Dữ liệu hiện trạng là dữ liệu chuyên đề được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học tại một thời điểm nhất định.
4.5 Dữ liệu biến động là dữ liệu chuyên đề được thiết lập từ dữ liệu hiện trạng của một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn khác nhau.
Theo đó, bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học (Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất) được hiểu là tập hợp các thông tin, dữ liệu của các đối tượng lớp phủ mặt đất được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học, làm đầu vào phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính.
Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất là gì? Quy mô quốc gia thể hiện bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học? (Hình từ Internet)
Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học thể hiện theo quy mô quốc gia thế nào?
Căn cứ tiểu mục 9 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2023/BTNMT về Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học ban hành kèm Thông tư 25/2023/TT-BTNMT quy định như sau:
9. Quy mô thể hiện bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học
9.1 Quy mô quốc gia
Quy mô quốc gia được thực hiện trên toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam với mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000.
9.2 Quy mô vùng
Phân vùng kinh tế - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội, mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:100.000, bao gồm 06 vùng quy định tại mục B.2.1. Vùng Kinh tế - xã hội Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Theo đó, bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học thể hiện theo quy mô quốc gia được thực hiện trên toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam với mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000.
Xử lý dữ liệu viễn thám quang học như thế nào?
Việc xử lý dữ liệu viễn thám quang học được quy định tại tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2023/BTNMT về Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học ban hành kèm Thông tư 25/2023/TT-BTNMT như sau:
- Chuyển đổi giá trị phản xạ
Dữ liệu viễn thám quang học thu nhận được chuyển đổi sang giá trị phản xạ ở đỉnh khí quyển TOA (Top of atmosphere) và chia theo tỷ lệ nhất quán trên toàn bộ khối, phổ phản xạ trong phạm vi giá trị từ 0 đến 1 và được ghi lại dưới dạng giá trị số nguyên 16 bit.
- Chuẩn hóa phản xạ mặt đất
Chuẩn hóa phản xạ mặt đất phải đảm bảo sự tương đồng về phổ của các đối tượng lớp phủ mặt đất theo các nhóm chỉ số: (1) các chỉ số là dữ liệu phản xạ các kênh phổ; (2) các chỉ số thực vật, đất, nước; (3) các chỉ số thống kê: min, max, trung bình, trung vị; (4) các chỉ số chu kỳ: biên độ, pha; (5) tổ hợp của các chỉ số trên.
- Tổ hợp dữ liệu viễn thám quang học
+ Dữ liệu sau khi chuẩn hóa phản xạ mặt đất được sử dụng để tổ hợp (composites) cho việc hiển thị dữ liệu, lựa chọn mẫu, lấy mẫu để xây dựng bộ mẫu khóa giải đoán phục vụ quá trình phân loại và giải đoán dữ liệu viễn thám quang học.
+ Dữ liệu viễn thám quang học sau khi tổ hợp (ghép khối dữ liệu) phải đảm bảo độ che phủ mây dưới 10%.
+ Chất lượng dữ liệu sau khi tổ hợp phải đảm bảo độ sáng tổng quan của dữ liệu trung bình hoặc hơi sáng; biểu đồ histogram phân bố tập trung ở khoảng 25% đến 55% của thang độ xám; tỷ lệ tương phản lớn hơn hoặc bằng 3:1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?