Bộ Công thương có phải là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước không?
- Bộ Công thương có phải là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước không?
- Bộ Công thương có nhiệm vụ giúp đỡ Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cấp Nhà nước công việc gì?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gửi Hội đồng cấp Nhà nước gồm những giấy tờ gì?
Bộ Công thương có phải là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước không?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp Nhà nước
...
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước là Bộ Công Thương. Hội đồng cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Công Thương.
Theo đó, Bộ Công thương là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp Nhà nước.
Bộ Công thương có nhiệm vụ giúp đỡ Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cấp Nhà nước công việc gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình, thủ tục xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước
1. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc sau:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước;
b) Tiếp nhận, kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gửi; trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ cần hướng dẫn để Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn;
c) Đăng tải danh sách cá nhân được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đề nghị xét tặng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
d) Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
...
Theo đó, Bộ Công thương có nhiệm vụ giúp đỡ Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cấp Nhà nước những công việc sau đây:
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước;
- Tiếp nhận, kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gửi; trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu có trong hồ sơ cần hướng dẫn để Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn;
- Đăng tải danh sách cá nhân được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đề nghị xét tặng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gửi Hội đồng cấp Nhà nước gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
...
3. Hồ sơ của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Biên bản họp Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghi định này;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gửi Hội đồng cấp Nhà nước gồm những giấy tờ bao gồm:
- Tờ trình của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này;
- Biên bản họp Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?