Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể nào thì sẽ có tỷ lệ tử vong cao? Có phải chỉ mỗi gia súc mới có thể mắc bệnh nhiệt thán hay không?
Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể nào thì sẽ có tỷ lệ tử vong cao?
Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
6.2. Triệu chứng lâm sàng
6.2.1 Đối với loài nhai lại
Triệu chứng của bệnh nhiệt thán ở loài nhai lại có 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tinh.
6.2.1.1 Thể quá cấp tính
- Thể bệnh này thường gặp ở trâu, bò, dê, cừu và xảy ra ở đầu ổ dịch;
- Gia súc sốt cao từ 40,5 °C đến 42,5 °C, run rẩy, thở gấp, các niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm, nghiến răng, thè lưỡi, đầu gục xuống, mắt đỏ, đi loạng choạng, đứng không vững;
- Gia súc chết nhanh sau khi xuất hiện triệu chứng từ một đến vài giờ;
- Sau khi chết, các lỗ tự nhiên chảy máu đen và khó đông.
6.2.1.2 Thể cấp tính
- Gia súc sốt cao từ 40 °C đến 42 °C, tim đập nhanh, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm;
- Phân màu đen lẫn máu, nước tiểu lẫn máu;
- Mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu;
- Hầu, ngực và bụng bị sưng, nóng;
- Gia súc thường chết sau từ 1 ngày đến 3 ngày mắc bệnh.
6.2.1.3 Thể á cấp tính
- Gia súc sốt cao, ăn ít hay bỏ ăn.
- Đặc trưng của thể này là hình thành những ung sưng thủy thũng ở những vùng da mỏng và có thể lan rộng. Ban đầu, trên da có các vùng sưng, sở thấy nóng, gia súc có biểu hiện đau. Tiếp sau, sờ thấy các ung không nóng, gia súc không đau, các ung loét ra, chảy nước vàng, lẫn máu;
- Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn màu đỏ.
...
Theo đó, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở bò có 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tinh.
Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể quá cấp tính và thể cấp tính sẽ có tỷ lệ tử vong cao, cụ thể:
(1) Ở thể quá cấp tính
Bò thường sốt cao từ 40,5 °C đến 42,5 °C, run rẩy, thở gấp, các niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm, nghiến răng, thè lưỡi, đầu gục xuống, mắt đỏ, đi loạng choạng, đứng không vững.
Bò sẽ chết nhanh sau khi xuất hiện triệu chứng từ một đến vài giờ. Sau khi chết, các lỗ tự nhiên chảy máu đen và khó đông.
(2) Ở thể cấp tính
Bò sẽ sốt cao từ 40 °C đến 42 °C, tim đập nhanh, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm; phân màu đen lẫn máu, nước tiểu lẫn máu; mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu; hầu, ngực và bụng bị sưng, nóng. Bò thường chết sau từ 1 ngày đến 3 ngày mắc bệnh.
Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể nào thì sẽ có tỷ lệ tử vong cao? Có phải chỉ mỗi gia súc mới có thể mắc bệnh nhiệt thán hay không? (Hình từ Internet)
Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bò đã chết để thí nghiệm chẩn đoán bệnh nhiệt thán hay không?
Tại tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:
Lấy mẫu, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
7.1.1 Lấy mẫu
Đối với gia súc còn sống, mẫu bệnh phẩm là: Máu, dịch ngoáy mũi, mẩu tai, các ung trên da hoặc các vết loét;
Đối với gia súc đã chết, mẫu bệnh phẩm là: Máu, dịch ngoáy mũi, dịch ngoáy ở các lỗ tự nhiên, mẩu tai, các ung trên da, các vết loét hoặc mẩu lách. Sau khi lấy mẫu, dùng bông cồn (5.16) nút vào lỗ tự nhiên hoặc dùng lửa đốt kỹ phần đã lấy mẫu;
Đối với gia súc chết lâu ngày, mẫu bệnh phẩm có thể là: da, lông, xương.
Cách lấy mẫu:
- Lấy mẫu máu: Sát trùng vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (5.16). Dùng bơm tiêm (5.17) lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai và sát trùng kỹ nơi lấy máu bằng bông cồn (5.16).
- Lấy dịch ngoáy mũi: Dùng tăm bông (5.11) đưa vào mũi gia súc, xoay tròn tăm bông và từ từ rút ra; Lấy tăm bông thứ 2 làm tương tự ở mũi còn lại. Cho cả 2 tăm bông vào ống đã có môi trường bảo quản (xem B.7).
- Lấy mẫu từ các ung trên da hoặc các vết loét: Dùng tăm bông (5.11) xoay tròn tăm bông vào các ung hoặc vết loét để lấy được dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch vào ống đã có môi trường bảo quản (xem B.7).
- Lấy dịch ở các lỗ tự nhiên: Dùng bông hoặc tăm bông (5.11) hoặc bơm kim tiêm (5.17) hút lấy dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch, dịch hút vào ống đã có môi trường bảo quản (xem B.7). Sát trùng tại nơi lấy mẫu bằng bông cồn (5.16) và dùng bông cồn nút lỗ tự nhiên.
- Lấy mẫu tai: Sát trùng vùng da tai bằng bông cồn (5.16), dùng pank, kéo (5.19) kẹp để cắt một mẩu tai (khoảng 3 cm2) rồi cho vào lọ hay ống nghiệm đã có môi trường bảo quản (xem B.7), đậy nút kín. Sát trùng lại nơi đã cắt bằng bông cồn (5.16).
CẢNH BÁO: Gia súc nghi mắc bệnh nhiệt thán, tuyệt đối không được mổ xác chết. Trong trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm thi sinh thiết lách.
- Lấy mẫu lách: Sát trùng nơi định lấy mẫu bằng bông cồn (5.16) rồi dùng dao mổ rạch một đường nhỏ sau cung xương sườn thứ 8 bên trái để lấy một mẩu lách. Sau khi đã lấy được mẩu lách dùng lửa đốt kỹ chỗ mổ hoặc dùng bông cồn (5.16) nút vào chỗ vừa mổ.
LƯU Ý: Lấy bệnh phẩm cẩn thận, tránh để mầm bệnh vương vãi ra ngoài môi trường. Vị trí lấy mẫu phải được sát trùng cẩn thận; rác thải phát phát sinh trong quá trình lấy mẫu cần được thu gom để xử lý theo quy định và môi trường xung quanh phải được tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu trên thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bò đã chết có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán để tiến hành thí nghiệm.
Đối với bò đã chết, mẫu bệnh phẩm là: Máu, dịch ngoáy mũi, dịch ngoáy ở các lỗ tự nhiên, mẩu tai, các ung trên da, các vết loét hoặc mẩu lách.
Sau khi lấy mẫu, dùng bông cồn nút vào lỗ tự nhiên hoặc dùng lửa đốt kỹ phần đã lấy mẫu;
Đối với bò đã chết lâu ngày, mẫu bệnh phẩm có thể là: da, lông, xương.
Lưu ý:
- Bò nghi mắc bệnh nhiệt thán, tuyệt đối không được mổ xác chết. Trong trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm thi sinh thiết lách.
- Khi lấy bệnh phẩm cẩn thận, tránh để mầm bệnh vương vãi ra ngoài môi trường.
- Vị trí lấy mẫu phải được sát trùng cẩn thận; rác thải phát phát sinh trong quá trình lấy mẫu cần được thu gom để xử lý theo quy định và môi trường xung quanh phải được tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Có phải chỉ mỗi gia súc mới có thể mắc bệnh nhiệt thán hay không?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc thì bệnh nhiệt thán hoặc bệnh than có thể xuất hiện ở nhiều loài động vật chứ không phải chỉ mỗi loài gia xúc mới mắc bệnh. Bệnh nhiệt thán thậm chí có thể lây cho người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?