Bó bột ống là gì và được hiểu như thế nào? Bó bột ống chỉ định trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Bó bột ống là gì và được hiểu như thế nào?
Bột ống là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột ống hoặc còn gọi là ống bột (Tuteur), là bột hình ống được giới hạn bởi:
+ Phía trên là: ở ngoài là cực dưới mấu chuyển lớn xương đùi, ở trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm (giống giới hạn đầu trên của bột đùi - cẳng - bàn chân).
+ Phía dưới là cổ chân, trên nếp gấp trước cổ chân 1- 2 cm (để khi gấp cổ chân mép bột không gây đau).
- Ống bột được sử dụng khi tổn thương vùng gối và vùng gần gối. Các tổn thương vùng xa gối: nếu gần cổ chân người ta thường bó bột cẳng - bàn chân, nếu thân xương đùi thì ngược lại, bó bột chậu - lưng - chân.
...
Theo đó, quy định trên cho biết rằng:
- Bột ống hoặc còn gọi là ống bột (Tuteur), là bột hình ống được giới hạn bởi:
+ Phía trên là: ở ngoài là cực dưới mấu chuyển lớn xương đùi, ở trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm (giống giới hạn đầu trên của bột đùi - cẳng - bàn chân).
+ Phía dưới là cổ chân, trên nếp gấp trước cổ chân 1- 2 cm (để khi gấp cổ chân mép bột không gây đau).
- Ống bột được sử dụng khi tổn thương vùng gối và vùng gần gối. Các tổn thương vùng xa gối: nếu gần cổ chân người ta thường bó bột cẳng - bàn chân, nếu thân xương đùi thì ngược lại, bó bột chậu - lưng - chân.
Như vậy, có thể thấy rằng bó bột ống là một dạng bó bột theo hình ống và các vấn đề khác được hiểu theo quy định trên.
Bó bột ống (Hình từ Internet)
Bó bột ống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy xương bánh chè, trật khớp xương bánh chè do chấn thương (đã nắn).
2. Gẫy 1 hoặc 2 lồi cầu đùi, liên lồi cầu xương đùi ít di lệch hoặc không lệch.
3. Gẫy đầu trên 1 hoặc 2 xương cẳng chân ít di lệch hoặc không lệch (mâm chầy, đầu trên xương mác, gai chầy).
4. Các loại gẫy xương kể trên có lệch nhưng vì lý do nào đó không mổ được (thể trạng yếu, có bệnh toàn thân nặng như ung thư di căn, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, tâm thần phân liệt, các trường hợp từ chối mổ...).
5. Tổn thương các loại dây chằng và bong chỗ bám của các dây chằng vùng khớp gối (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong...).
6. Sau nắn trật khớp gối, sau mổ khớp gối (gẫy hở, vết thương khớp gối, đứt gân bánh chè, đứt gân tứ đầu đùi, dẫn lưu mủ, hàn khớp gối...).
7. Chấn thương, chạm thương, tụ máu khớp gối.
8. Một số bệnh lý vùng khớp gối (viêm, lao, hư khớp, Osgood Schlatter...).
9. Sau một số phẫu thuật ở vùng gối.
...
Theo đó các trường hợp chỉ định khi thực hiện bó bột ống lần lượt như sau:
Chỉ định cho trường hợp người bệnh:
- Gẫy xương bánh chè, trật khớp xương bánh chè do chấn thương (đã nắn).
- Gẫy 1 hoặc 2 lồi cầu đùi, liên lồi cầu xương đùi ít di lệch hoặc không lệch.
- Gẫy đầu trên 1 hoặc 2 xương cẳng chân ít di lệch hoặc không lệch (mâm chầy, đầu trên xương mác, gai chầy).
- Các loại gẫy xương kể trên có lệch nhưng vì lý do nào đó không mổ được (thể trạng yếu, có bệnh toàn thân nặng như ung thư di căn, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, tâm thần phân liệt, các trường hợp từ chối mổ...).
- Tổn thương các loại dây chằng và bong chỗ bám của các dây chằng vùng khớp gối (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong...).
- Sau nắn trật khớp gối, sau mổ khớp gối (gẫy hở, vết thương khớp gối, đứt gân bánh chè, đứt gân tứ đầu đùi, dẫn lưu mủ, hàn khớp gối...).
- Chấn thương, chạm thương, tụ máu khớp gối.
- Một số bệnh lý vùng khớp gối (viêm, lao, hư khớp, Osgood Schlatter...).
- Sau một số phẫu thuật ở vùng gối.
Người bệnh chống chỉ định khi bó bột ống khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 12 Quy trình kỹ thuật bột ống ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT ỐNG
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tương tự như với các loại bột đã nói ở các bài trên.
1. Gẫy xương hở từ độ II trở lên, trật hở khớp gối.
2. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng chèn ép khoang.
...
Theo đó, người bệnh chống chỉ định khi bó bột ống khi
Tương tự như với các loại bột đã nói ở các bài trên.
- Gẫy xương hở từ độ II trở lên, trật hở khớp gối.
- Có tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng chèn ép khoang.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể sẽ không được thực hiện bó bột ống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét môn Lịch sử Địa lí theo Thông tư 27 cuối kì 1? Nhận xét môn Lịch sử Địa lí lớp 5 theo Thông tư 27?
- Mẫu lời nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 học kỳ I? Nhận xét năng lực, phẩm chất, các môn học của học sinh tiểu học ra sao?
- Đeo tai nghe 1 bên khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy phạt bao nhiêu tiền 2025?
- Văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 11 chọn lọc? Lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống? Đặc điểm môn Văn?
- Công văn 114 về lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS, THPT?