Binh sĩ tại ngũ có được xuất ngũ sớm nếu gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt gây ra?
- Binh sĩ tại ngũ có được xuất ngũ sớm nếu gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt gây ra?
- Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn có quyền giải quyết cho binh sĩ tại ngũ xuất ngũ sớm do gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt không?
- Binh sĩ tại ngũ xuất ngũ trước thời hạn vì gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Binh sĩ tại ngũ có được xuất ngũ sớm nếu gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt gây ra?
Điều kiện xuất ngũ được quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Dẫn chiếu đến các điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
...
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
...
Do đó, nếu gia đình binh sĩ tại ngũ bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt gây ra đồng thời được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì binh sĩ có thể được xuất ngũ trước thời hạn theo quy định.
Binh sĩ tại ngũ có được xuất ngũ sớm nếu gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt gây ra? (Hình từ Internet)
Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn có quyền giải quyết cho binh sĩ tại ngũ xuất ngũ sớm do gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt không?
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ được quy định tại Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP, theo đó:
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
2. Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
3. Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP, theo đó:
Hình thức xuất ngũ
...
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:
…
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
…
Như vậy, Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn có quyền giải quyết cho binh sĩ tại ngũ xuất ngũ sớm do gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Binh sĩ tại ngũ xuất ngũ trước thời hạn vì gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do lũ lụt thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ xuất ngũ đối với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 279/2017/TT-BQP, theo đó:
Trường hợp xuất ngũ trước thời hạn, hồ sơ gồm:
(1) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 01 tháng trở lên thì hồ sơ xuất ngũ gồm:
- Lý lịch nghĩa vụ quân sự.
- Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Phiếu quân nhân.
- Nhận xét quá trình công tác.
- Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề).
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là gia đình có hoàn cảnh khó khăn (gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do bão lụt).
- Giấy tờ khác liên quan (nếu có).
(2) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ dưới 01 tháng, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ thì chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, kèm theo hồ sơ nhập ngũ bàn giao trả về địa phương cấp huyện nơi giao quân theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?