Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện như thế nào? Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế có những biện pháp nào?
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
...
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Theo đó, nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Hình từ Internet)
Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế có những biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
...
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế có các biện pháp sau:
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Hành vi sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b, điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến kinh tế
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
b) Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
c) Ép buộc người khác sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này, trừ các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và các điểm b và c khoản 2 Điều này;
...
d) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới, trừ các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?