Bình chữa cháy là gì? Bình chữa cháy được phân làm bao nhiêu loại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013?
Bình chữa cháy là gì?
Căn cứ theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) có thể hiểu bình chữa cháy như sau:
Bình chữa cháy (fire extinguisher) là thiết bị dùng để chứa chất chữa cháy có thể phun và hướng chất chữa cháy vào đám cháy bằng tác động của áp suất bên trong; việc phun chất chữa cháy có thể được thực hiện bằng:
- Khí đẩy nén trực tiếp trong bình (áp suất bên trong bình chứa chất chữa cháy không đổi);
- Hoạt động của chai khí đẩy (sự tăng áp tại thời điểm sử dụng bằng cách giải phóng khí có áp trong một chai chứa riêng có áp suất cao).
Bình chữa cháy là gì?
Bình chữa cháy được phân làm bao nhiêu loại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013?
Căn cứ theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 thì bình chữa cháy được phân loại như sau:
Các bình chữa cháy phải được phân loại theo loại chất chữa cháy chứa trong bình. Hiện nay có các loại bình chữa cháy chủ yếu sau:
+ Bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước (Bình nước chữa cháy);
+ Bình chữa cháy dùng bột chữa cháy (Bình bột chữa cháy);
+ Bình chữa cháy dùng cac bon đioxit (Bình CO2 chữa cháy);
+ Bình chữa cháy dùng chất chữa cháy sạch (Bình khí/lỏng sạch chữa cháy).
Các loại bình chữa cháy này có thể được phân loại nhỏ thêm nữa, ví dụ các bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước có thể chứa nước nguyên chất hoặc nước có các chất phụ gia như các chất làm ướt, các chất làm tăng độ nhớt, chất ức chế cháy, các chất tạo bọt, hóa chất làm ẩm vv…
Các bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước, bao gồm cả chất tạo bọt, có chứa các loại chất làm dịu có điểm đông đặc khác nhau phải được xem là các mẫu (model) riêng và khác biệt cho thử nghiệm đánh giá đám cháy và thử nghiệm phạm vi nhiệt độ làm việc, độ dẫn điện vv… Tất cả các yêu cầu khác liên quan đến thiết kế và cấu tạo các bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước đều áp dụng được cho tất cả các mẫu bình chữa cháy khác bất kể là dùng chất chữa cháy nào.
Có những chất chữa cháy nào và yêu cầu đối với từng chất ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 có quy định:
5.1. Chất chữa cháy
5.1.1. Cac bonđioxit
Cac bon đioxit dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với TCVN 6100 (ISO 5923).
5.1.2. Chất chữa cháy sạch
Chất chữa cháy sạch dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với phần thích hợp của TCVN 7161 hoặc ISO 14520 hoặc phải theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
CHÚ THÍCH: Việc sản xuất và sử dụng các chất chữa cháy sạch theo các quy định của nhà nước.
5.1.3. Bột
Bột dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với TCVN 6102 (ISO 7502).
5.1.4. Chất tạo bọt đậm đặc
Chất tạo bọt đậm đặc dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với phần thích hợp của TCVN 7278 (ISO 7203).
CHÚ THÍCH: Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về các chất phụ gia không tạo bọt đôi khi được bổ sung vào nước để tạo ra các đặc tính chống đông, thấm ướt hoặc các đặc tính đặc biệt khác. Tuy nhiên các bình chữa cháy này được bao gồm trong các loại bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước.
5.1.5. Chất chữa cháy gốc nước
Khi chất chữa cháy có độ pH vượt qua 9,5, phải được cảnh báo trên nhãn hiệu của bình chữa cháy (xem 10.2).
Như vậy, theo TCVN 7026:2013 thì có những chất chữa cháy sau:
+ Cacbonđioxit
+ Chất chữa cháy sạch
+ Bột
+ Chất tạo bọt đậm đặc
+ Chất chữa cháy gốc nước
Theo đó, yêu cầu đối với từng chất như sau:
+ Cac bonđioxit: Cac bon đioxit dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với TCVN 6100 (ISO 5923).
+ Chất chữa cháy sạch: Chất chữa cháy sạch là chất chữa cháy thể khí hoặc thể lỏng bay hơi không dẫn điện, không để lại cặn khí bay hơi. Chất chữa cháy sạch dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với phần thích hợp của TCVN 7161 hoặc ISO 14520 hoặc phải theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Việc sản xuất và sử dụng các chất chữa cháy sạch theo các quy định của nhà nước.
+ Bột: Bột dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với TCVN 6102 (ISO 7502).
+ Chất tạo bọt đậm đặc: Chất tạo bọt đậm đặc dùng trong bình chữa cháy phải phù hợp với phần thích hợp của TCVN 7278 (ISO 7203). Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về các chất phụ gia không tạo bọt đôi khi được bổ sung vào nước để tạo ra các đặc tính chống đông, thấm ướt hoặc các đặc tính đặc biệt khác. Tuy nhiên các bình chữa cháy này được bao gồm trong các loại bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước.
+ Chất chữa cháy gốc nước: Khi chất chữa cháy có độ pH vượt qua 9,5, phải được cảnh báo trên nhãn hiệu của bình chữa cháy (xem 10.2).
Bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn nào?
Căn cứ theo quy định tại mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) thì bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn sau:
- Sách hướng dẫn cho người sử dụng:
Mỗi bình chữa cháy phải được cung cấp một sách hướng dẫn cho người sử dụng. Sách phải có các hướng dẫn cần thiết, lời cảnh báo và các vấn đề phải chú ý đối với việc lắp đặt, vận hành và kiểm tra bình chữa. Sách cũng thời thiệu các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về bảo dưỡng và nạp lại bình chữa cháy.
- Sách hướng dẫn sử dụng:
Nhà sản xuất phải soạn thảo sách hướng dẫn sử dụng cho mỗi mẫu (model) bình chữa cháy. Sách phải có sẵn theo yêu cầu và phải:
+ Có các hướng dẫn cần thiết, lời cảnh báo và các vấn đề phải chú ý, mô tả về thiết bị bảo dưỡng và mô tả các hoạt động bảo dưỡng;
+ Có danh mục các số hiệu chi tiết cho tất cả các chi tiết thay thế;
+ Chỉ rõ ràng áp kế lắp trên bình chữa cháy không được sử dụng để xác định (đo) khi đã đạt được áp suất kế làm việc và phải sử dụng bộ điều chỉnh áp suất từ một bình khí cao áp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?