Biên tập viên là người dân tộc thiểu số khi xét cấp thẻ nhà báo có cần phải có bằng đại học hay không?
- Biên tập viên là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan báo chí có thuộc đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo hay không?
- Biên tập viên là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan báo chí khi xét cấp thẻ nhà báo có cần phải có bằng đại học hay không?
- Biên tập viên hạng 3 có phải bắt buộc phải biết tiếng dân tộc hay không?
Biên tập viên là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan báo chí có thuộc đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Luật Báo chí 2016 về đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo cụ thể như sau:
Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Như vậy, một trong những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn không phân biệt là người dân tộc thiểu số hay không.
Hay nói cách khác, biên tập viên là người dân tộc làm việc tại cơ quan báo chí thuộc đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo.
Biên tập viên là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan báo chí có thuộc đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo hay không? (Hình từ Internet)
Biên tập viên là người dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan báo chí khi xét cấp thẻ nhà báo có cần phải có bằng đại học hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Báo chí 2016 về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo cụ thể như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên, biên tập viên là người dân tộc làm việc tại cơ quan báo chí thuộc đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Báo chí 2016.
Như vậy, biên tập viên là người dân tộc khi xét cấp thẻ nhà báo chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với điều kiện đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Biên tập viên hạng 3 có phải bắt buộc phải biết tiếng dân tộc hay không?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT về Biên tập viên hạng 3 - Mã số: 5.11.01.03 như sau:
Biên tập viên hạng III - Mã số: V.11.01.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội;
b) Có hiểu biết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập;
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, Biên tập viên hạng 3 - Mã số: 5.11.01.03 phải biết tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Ngoài ra, dân tộc thiểu số được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận và quản lý chi phí của Quỹ?
- Căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175 gồm các quy hoạch nào?
- Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm 2025 ngắn hay, ý nghĩa? Lời dẫn tiệc tất niên công ty cuối năm 2025 thế nào?
- Mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động của Quỹ hỗ trợ nông dân là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 175, giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nằm ở giai đoạn nào theo quy định?