Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm hay không?
Hiện nay có bao nhiêu loại tội phạm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, việc phân loại tội phạm được thực hiện dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Cụ thể như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, hiện nay tội phạm được chia thành 04 loại:
- Tội phạm ít nghiêm trọng;
- Tội phạm nghiêm trọng;
- Tội phạm rất nghiệm trọng;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm hay không? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự là gì? Có thể áp dụng tạm giam đối với tất cả các loại tội phạm không?
Tạm giam được hiểu là một biện pháp ngăn chặn được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự.
Quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam được thể hiện tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 3 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Theo như nội dung quy định trên thì biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với cả tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, có thể kết luận rằng, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm trong tố tụng hình sự.
Tội phạm là phụ nữ có thai thì có bị tạm giam?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai như sau:
Tạm giam
...
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 có đề cập:
Tạm giam
...
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
...
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
Có thể hiểu, trong trường hợp phụ nữ có thai phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam khi có căn cứ xác định họ không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch.
Như vậy, trừ 05 trường hợp được nêu tại điểm b khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, điểm b khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, điểm c khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, điểm d khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì tội phạm là phụ nữ có thai sẽ không bị áp dụng thực hiện biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?