Biện pháp làm giàu rừng tự nhiên đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được quy định cụ thể như thế nào?

Tôi là một người quan tâm đến vấn đề cải tạo và làm giàu rừng tự nhiên và tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Cho tôi hỏi biện pháp làm giàu rừng tự nhiên đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được quy định cụ thể như thế nào? - Câu hỏi của chị Hoài Thy ở Cà Mau.

Biện pháp làm giàu rừng tự nhiên được áp dụng đối với các loại rừng nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về làm giàu rừng như sau:

Làm giàu rừng là biện pháp lâm sinh kết hợp giữa nuôi dưỡng rừng với trồng bổ sung những cây mục đích với số lượng nhất định, đồng thời giữ lại cây mục đích sẵn có trong rừng.

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng làm giàu rừng tự nhiên như sau:

Làm giàu rừng tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng dưới 400 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt dưới 500 cây gỗ/ha hoặc số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m dưới 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn bộ diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và dưới 200 bụi/ha.
...

Theo đó, biện pháp làm giàu rừng tự nhiên được áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), rừng sản xuất đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên.

Biện pháp làm giàu rừng

Biện pháp làm giàu rừng (Hình từ Internet)

Biện pháp làm giàu rừng theo băng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về làm giàu rừng tự nhiên như sau:

Làm giàu rừng tự nhiên
...
2. Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo băng:
a) Loài cây trồng:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó;
Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh;
b) Tiêu chuẩn cây trồng: Trồng bằng cây con gieo từ hạt, có bầu đối với trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
c) Tạo băng trồng cây (băng chặt): thực hiện ở những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m2 hoặc những nơi cây rừng phân bố không đều;
Bố trí băng trồng theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc cao trên 25°; nơi dưới 25° bố trí băng theo hướng đông tây;
Căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của cây trong băng chừa để xác định chiều rộng băng trồng hợp lý, chiều rộng của băng trồng tối thiểu bằng 2/3 chiều cao tán rừng của băng chừa;
Phát dọn cây trong băng chặt nhưng để lại những cây mục đích;
d) Băng chừa: bề rộng băng từ 06 m đến 12 m, trong băng thực hiện các biện pháp phát dây leo, cây bụi, chặt bỏ cây cong queo sâu bệnh, không làm vỡ tầng tán của băng chừa;
đ) Thời vụ trồng: các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ hè thu; các tỉnh còn lại trồng vào đầu mùa mưa hoặc lựa chọn mùa trồng phù hợp với khí hậu của từng địa phương;
e) Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha, mỗi băng trồng tối thiểu 01 hàng cây;
g) Kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên;
...

Theo đó, biện pháp làm giàu rừng theo băng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.

Việc chăm sóc rừng được thực hiện trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần. Từ năm thứ tư trở đi đến khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên, thực hiện chăm sóc ít nhất mỗi năm 01 lần với các công việc cụ thể được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 7 nêu trên.

Biện pháp làm giàu rừng theo đám đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về làm giàu rừng theo đám như sau:

Làm giàu rừng tự nhiên
...
3. Nội dung biện pháp làm giàu rừng theo đám:
a) Thực hiện làm giàu rừng theo đám ở những nơi có khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2;
b) Các biện pháp kỹ thuật thực hiện theo các quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều này;
c) Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha; vị trí cây trồng cách mép rừng từ 03 m đến 04 m và cách những cây tái sinh mục đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt.

Theo đó, biện pháp làm giàu rừng theo đám được thực hiện ở những nơi có khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2; với mật độ trồng tối đa là 500 cây/ha; vị trí cây trồng cách mép rừng từ 03 m đến 04 m và cách những cây tái sinh mục đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt.

Các biện pháp kỹ thuật thực hiện được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 nêu trên.

Rừng phòng hộ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng không?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng đặc dụng có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Ban quản lý rừng đặc dụng có được sử dụng động vật nghiệp vụ không? Có được trang bị bình xịt hơi cay không?
Pháp luật
Hộ gia đình không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì có được mua đất nông nghiệp trong khu vực đó hay không?
Pháp luật
Điều 248 Luật Đất đai mới cho phép phát triển cây dược liệu trong rừng đặc dụng? Hiệu lực thi hành của Điều 248 Luật Đất đai?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng phòng hộ có được khai thác gỗ trong trường hợp rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không?
Pháp luật
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng các yêu cầu gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng có bao gồm việc xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng trên bản đồ không?
Pháp luật
Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giá trị quyền sử dụng rừng là gì? Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ thì có được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng rừng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng phòng hộ
4,338 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng phòng hộ Xem toàn bộ văn bản về Rừng đặc dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào