Biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn và theo khung nhuận bút như thế nào?

Em có thắc mắc biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn và theo khung nhuận bút như thế nào? Nếu chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch nói thì biên kịch chuyển thể được hưởng mức nhuận bút như thế nào? Trên đây là thắc mắc của chị Mỹ Hạnh tại Tiền Giang.

Biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được trả nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn

Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
1. Đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, chương trình nghệ thuật:
a) Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu;
b) Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu;
c) Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu;
d) Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu;
đ) Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
e) Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu;
g) Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
h) Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu;
i) Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo đó, nhuận bút tính theo tỷ lệ % doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm.

Trong đó, biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu cuộc biểu diễn.

Tác phẩm sân khấu kịch nói

Biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn và theo khung nhuận bút như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo khung nhuận bút, biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được trả nhuận bút như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP, được đính chính bởi Công văn 230/CP-KGVX năm 2015 quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao như sau:

Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể, múa rối và các thể loại tương tự khác, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
Nhuận bút

Theo đó, nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm theo mức lương cơ sở được quy định cụ thể tại bảng trên.

Trong đó, tiểu phẩm kịch nói đến 20 phút thì biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được trả nhuận bút 12,0 - 54,0 mức lương cơ sở. Vở kịch nói ngắn từ 21 đến 45 phút thì biên kịch tác phẩm sân khấu kịch nói được trả nhuận bút 20,7 - 99,4 mức lương cơ sở;

Đối với vở vừa từ 46 đến 105 phút thì biên kịch được trả 41,4 - 123,4 mức lương cơ sở; Đối với vở dài trên 105 phút thì biên kịch được trả 62,9 - 145,8 mức lương cơ sở.

Nếu chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch nói thì biên kịch chuyển thể được hưởng mức nhuận bút như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
...

Theo đó, trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch nói thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.

Tác phẩm sân khấu
Nhuận bút
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Pháp luật quy định về đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với xuất bản phẩm như thế nào?
Pháp luật
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu trong thời hạn nào?
Pháp luật
Bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm Quốc gia phải trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm nhiếp ảnh đó như thế nào?
Pháp luật
Nhuận bút theo khung nhuận bút trả cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng như thế nào?
Pháp luật
Nhạc sĩ phối khí phần nhạc đệm ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc dân tộc được hưởng mức nhuận bút như thế nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào được hưởng tiền nhuận bút trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ?
Pháp luật
Nhuận bút khuyến khích được hiểu như thế nào? Ai được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích đối với tác phẩm điện ảnh là phim hoạt hình?
Pháp luật
Việc trả nhuận bút cho những người sáng tạo ra phim tài liệu theo tỷ lệ phần trăm như thế nào? Mức nhuận bút cao nhất được trả là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm quy định như thế nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào được hưởng tiền nhuận bút trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm sân khấu
1,691 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tác phẩm sân khấu Nhuận bút

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm sân khấu Xem toàn bộ văn bản về Nhuận bút

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào