Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bắt buộc phải có thời gian hoạt động hay không theo quy định?
- Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bắt buộc phải có thời gian hoạt động hay không theo quy định?
- Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có thời gian hoạt động có bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bắt buộc phải có thời gian hoạt động hay không theo quy định?
Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:
- Tên đầy đủ của cơ sở.
- Hình thức tổ chức.
- Số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.
- Thời gian hoạt động.
Như vậy, biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải có thời gian hoạt động theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bắt buộc phải có thời gian hoạt động hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có thời gian hoạt động có bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều này.
Như vậy, biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có thời gian hoạt động thì không bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:
Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?