Biển báo đường 1 chiều là gì? Hình ảnh biển báo đường 1 chiều? Có được dừng đỗ xe bên trái đường 1 chiều?
Biển báo đường 1 chiều là gì? Hình ảnh biển báo đường 1 chiều?
Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có giải thích: Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
Theo quy định tại Phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thì Biển báo đường 1 chiều là Biển số I.407(a,b,c) "Đường một chiều"
- Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều, đặt biển số I.407(a,b,c) "Đường một chiều". Biển số I.407a đặt sau nơi đường giao nhau, khi đã có biển số R.302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển số I.407a. Biển số I.407b,c đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.
- Biển số I.407 (a,b,c) chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
- Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số W.204 "Đường hai chiều". Biển số W.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều.
Theo đó, Biển báo đường 1 chiều là biển báo giao thông chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Dưới đây là hình ảnh minh họa biển báo đường 1 chiều:
>> Xem thêm: Cách phân biệt vạch mắt võng và vạch xương cá
Biển báo đường 1 chiều là gì? Hình ảnh biển báo đường 1 chiều? (Hình từ Internet)
Có được dừng đỗ xe bên trái đường 1 chiều không?
Tại khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định 14 vị trí nghiêm cấm dừng đỗ xe như sau:
(1) Bên trái đường một chiều;
(2) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
(3) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
(4) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
(5) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
(6) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
(7) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
(8) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
(9) Điểm đón, trả khách;
(10) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
(11) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
(12) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
(13) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
(14) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì bên trái đường một chiều là vị trí nghiêm cấm không được dừng xe, đỗ xe.
Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều đối với ô tô được quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hai bên, phía sau xe hoặc không có tín hiệu lùi xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;
...
Đồng thời, căn cứ điểm e khoản 4 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định lỗi lùi xe trên đường 1 chiều đối với xe máy như sau:
Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hai bên và phía sau xe hoặc không có tín hiệu lùi xe.
...
Như vậy, mức xử phạt đối với lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy như sau:
(1) Đối với ô tô: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi lùi xe ở đường một chiều;
(2) Đối với xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lùi xe ở đường một chiều.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1 năm 2025 được tổ chức vào thời gian nào? Thành phần hội đồng kiểm tra?
- Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy là khi nào? Đối tượng hưởng chính sách nghỉ theo Nghị định 178 do sắp xếp tổ chức bộ máy gồm những ai?
- Cơ quan quản lý đường bộ là gì? Cơ quan quản lý đường bộ có phải công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ không?
- Thuế PIT là gì? Đối tượng nộp thuế PIT gồm những ai? Những khoản thu nhập nào chịu thuế PIT - Thuế thu nhập cá nhân?
- Giá Pi Network trên sàn okx đổi sang Việt Nam đồng để sử dụng thanh toán có hợp pháp hay không?