Biên bản phiên tòa hình sự phải ghi những thông tin gì? Nếu người yêu cầu ghi những bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án có được sửa chữa trực tiếp không?
Biên bản phiên tòa hình sự phải ghi những thông tin gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biên bản phiên tòa hình sự quy định như sau:
Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, biên bản phiên tòa hình sự phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
Biên bản phiên tòa hình sự phải ghi những thông tin gì? Nếu người yêu cầu ghi những bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án có được sửa chữa trực tiếp không? (Hình từ Internet)
Nếu người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa hình sự thì Thư ký Tòa án có được sửa chữa trực tiếp không?
Căn cứ khoản 4 Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biên bản phiên tòa hình sự quy định như sau:
Biên bản phiên tòa
...
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Như vậy, nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa hình sự thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa.
Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa hình sự và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự được quy định ra sao?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 23/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự như sau:
II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG KIỂM SÁT BIÊN BẢN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
...
2. Nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự
2.1. Kiểm sát hình thức của biên bản phiên tòa hình sự
Kiểm sát viên căn cứ vào thực tế thời gian, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, để xác định hình thức, bố cục biên bản phiên tòa có phản ánh đúng trình tự các thủ tục của phiên tòa và có được ghi theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự không; xác định biên bản phiên tòa có được lập theo đúng thể thức văn bản tố tụng và quy định của pháp luật về xác lập biên bản phiên tòa không.
2.2. Kiểm sát nội dung của biên bản phiên tòa
a. Về người tiến hành tố tụng
Kiểm sát viên đối chiếu những người tiến hành tố tụng có đúng theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án về thành phần Hội đồng xét xử, tư cách tiến hành tố tụng không, có được thể hiện đầy đủ trong biên bản phiên tòa không. Trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại các Điều 52, 53, 54 Bộ luật tố tụng hình sự có được nêu rõ trong biên bản phiên tòa không. Các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng có đảm bảo đủ các điều kiện pháp luật quy định không.
b. Về người tham gia tố tụng
Khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải xác định người tham gia tố tụng có đúng với danh sách triệu tập của Hội đồng xét xử không; việc Tòa án xác định tư cách những người tham gia tố tụng có đúng quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự không; có sự tham gia tố tụng của người bào chữa trong trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc không. Khi kiểm sát biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát kỹ nội dung này trên cơ sở đối chiếu những đặc điểm thực tế của chủ thể tham gia tố tụng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác định tư cách pháp lý tham gia tố tụng của họ; đồng thời, căn cứ vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử để xác định tư cách, sự có mặt hay vắng mặt của người tham gia tố tụng có được phản ánh đầy đủ trong biên bản phiên tòa không.
...
c. Về thủ tục bắt đầu phiên tòa
...
d. Về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
* Công bố bản Cáo trạng, nội dung kháng cáo, kháng nghị
...
Như vậy, nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?