Bị đơn đã được triệu tập lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì Tòa án có được xét xử vắng mặt họ không?
Bị đơn có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:
"Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Bị đơn đã được triệu tập lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt
Bị đơn đã được triệu tập lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì Tòa án có được xét xử vắng mặt họ không?
Theo khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cụ thể như sau:
"2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xử lý như sau:
(1) Nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ
(2) Nếu bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa
(3) Trường hợp bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa như sau:
"1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa."
Như vậy, thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?