Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại thời điểm nào? Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận khi nào?
Quyền yêu cầu phản tố là một trong những quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Việc xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn là vô cùng quan trọng, không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chính bị đơn mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vậy thời điểm để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố là khi nào?
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định như thế nào?
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:
"Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác."
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
"1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập."
Như vậy, theo quy định nêu trên bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là khi nào?
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại thời điểm nào?
Theo khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
"3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải."
Như vậy, thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận khi nào?
Theo khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
"2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, yêu cầu phản tố của bạn được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin đầu vào để định giá đất là gì? Thông tin đầu vào để định giá đất được lấy từ nguồn nào?
- Hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm những gì? Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc bảo trì dự án đầu tư không?
- Ngân hàng giám sát phải báo cáo cơ quan nào khi phát hiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán vi phạm pháp luật?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13861:2023 về Gối chỏm cầu yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai năm 2024 mẫu số 11/ĐK? Cách viết đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất ra sao?