Bị can, bị cáo có quyền im lặng không? Có tuyên án theo hướng bất lợi khi bị cáo sử dụng quyền im lặng không?
Bị can, bị cáo có quyền im lặng không?
Quyền im lặng được hiểu việc pháp luật cho phép người bị buộc tội im lặng trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử, nhằm tránh tự buộc tội hoặc tự đưa ra lời khai chống lại chính mình. Quyền im lặng đã được nhiều quốc gia cho phép sử dụng trong quá trình tố tụng.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không có quy định nào đề cập cụ thể đề cập đến khái niệm quyền im lặng.
Tuy nhiên, nội dung của quyền im lặng vẫn được thực hiện tại các quy định về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại điểm e khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 1 điểm d Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, các điều khoản này quy định, các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 309 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định:
Hỏi bị cáo
...
3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Ngoài ra, trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, bị cáo có thể nhờ người bào chữa thực hiện việc trả lời những câu hỏi của các bên.
Như vậy, trong quá trình tố tụng bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp được pháp luật cho phép có quyền im lặng.
Bị can, bị cáo có quyền im lặng không? Có tuyên án theo hướng bất lợi khi bị cáo sử dụng quyền im lặng không? (Hình từ Internet)
Có tuyên án theo hướng bất lợi khi bị cáo sử dụng quyền im lặng không?
Tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau:
Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Theo đó, việc bị cáo có sử dụng quyền im lặng hay không, không làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan tội phạm có xảy ra hay không, bị cáo có tội hay không. Tức là khi này trách nhiệm chứng minh tội phạm được xác định là thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Lời khai nhận của bị cáo chỉ là một trong những nguồn chứng cứ tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Như vậy, khi bị can, bị cáo sử dụng quyền im lặng thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, đánh giá những nguồn chứng cứ khác để chứng minh việc bị báo có tội hay không.
Ngoài ra, căn cứ nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nội dung sau:
Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vây, người bị buộc tội hoàn toàn có thể bị Tòa án kết luận tội danh theo chiều hướng bất lợi khi có đủ chứng cứ, vật chứng, tài liệu xác định sự thật của vụ án. Còn trường hợp không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Sử dụng quyền im lặng thì có bị tăng nặng hình phạt do không tự giác khai báo không?
Còn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Theo đó, hiện nay giữ im lặng trong quá trình tố tụng không được xem là yếu tố tăng nặng khi xác định hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?