Bêu rếu người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Bêu rếu người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
+ Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
+ Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.
Theo đó, bêu rếu người khác được xem như là xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.
Bếu rếu người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt không?
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức bêu rếu người khác trên mạng xã hội như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a, b và c Khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
- Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7 và 8; các khoản 1 và 2 Điều 9; điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 và hành vi “không gắn dấu hợp quy theo quy định trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường” quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 51 Nghị định này thì bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Mức xử phạt đối với hành vi bêu rếu người khác trên mạng xã hội được quy định như thế nào?
Theo khoản 3, khoản 8, 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
+ Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
+ Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
+ Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
+ Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
+ Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
+ Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
+ Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
+ Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
+ Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
+ Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
+ Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
Theo đó hành vi bêu rếu người khác trên mạng xã hội bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp, đối với cá nhân mức phạt bằng một nửa tức là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu việc bên mua xâm phạm đến uy tín, gây thiệt hại đến bên bán và bên bán chứng minh được thiệt hại này thì bên bán có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?